Artwork

Вміст надано France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь вміст подкастів, включаючи епізоди, графіку та описи подкастів, завантажується та надається безпосередньо компанією France Médias Monde and RFI Tiếng Việt або його партнером по платформі подкастів. Якщо ви вважаєте, що хтось використовує ваш захищений авторським правом твір без вашого дозволу, ви можете виконати процедуру, описану тут https://uk.player.fm/legal.
Player FM - додаток Podcast
Переходьте в офлайн за допомогою програми Player FM !

Sinh viên và bài toán chi tiêu tại Pháp

10:47
 
Поширити
 

Manage episode 402135833 series 130291
Вміст надано France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь вміст подкастів, включаючи епізоди, графіку та описи подкастів, завантажується та надається безпосередньо компанією France Médias Monde and RFI Tiếng Việt або його партнером по платформі подкастів. Якщо ви вважаєте, що хтось використовує ваш захищений авторським правом твір без вашого дозволу, ви можете виконати процедуру, описану тут https://uk.player.fm/legal.

Tan học, nhiều bạn sinh viên bắt đầu trở về nhà, người thì chuẩn bị cho các cuộc hẹn xả hơi sau một ngày học dài, người thì hối hả đi làm thêm. Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn các hiệp hội sinh viên Pháp (FAGE) công bố trong tháng 1, trong số hơn 7500 sinh viên được hỏi có tới 41% khẳng định phải làm thêm bán thời gian để trang trải cho cuộc sống, trong đó 35% phải đi làm nhiều hơn 12 giờ một tuần.

Các công việc làm thêm của sinh viên tại Pháp rất đa dạng, từ trợ giảng, hoạt náo viên đến phát tờ rơi, v.v trong đó ba lĩnh vực được sinh viên lựa chọn nhiều nhất theo báo cáo năm 2020 của trung tâm Quan sát Quốc gia về Đời sống sinh viên (OVE) (thực hiện 3 năm/lần) bao gồm : giữ trẻ, bán hàng/ thu ngân tại các cửa hàng, siêu thị và phục vụ/phụ bếp tại các nhà hàng. Dễ thấy đây đều là những công việc phổ thông, không yêu cầu quá nhiều về chuyên môn và thường không liên quan hoặc rất ít liên quan đến ngành học của sinh viên (56,7% sinh viên cho biết).

Về tiền lương, theo báo cáo đăng ngày 14/08/2023 của Nghiệp đoàn Sinh viên (UNEF), mức lương làm thêm trung bình trong năm 2023 của sinh viên rơi vào khoảng 728 euro/tháng và thời gian làm việc trung bình là 21,1 giờ/tuần. Mức lương như vậy liệu có đủ để trang trải cuộc sống? Để trả lời được câu hỏi này, có lẽ ta cần nhìn vào mức chi tiêu trung bình hiện nay tại Pháp. Trong bài viết được đăng tải ngày 13/05/2023 về chi tiêu hàng tháng của người dân, đài France Bleu thống kê mỗi tháng một người tại Pháp sẽ phải trả trung bình 1195 euro cho những khoản chi tiêu “cố định”, bao gồm tiền nhà, tiền điện, nước, sưởi, tiền bảo hiểm, v.v. Con số này đã tăng 9% so với 6 tháng trước đó, tương đương khoảng 100 euro.

Vẫn biết rằng sinh viên, đặc biệt là nhóm sinh viên dưới 26 tuổi, thường được hưởng rất nhiều ưu đãi và trợ cấp trong hầu hết các lĩnh vực từ đi lại, mua sắm đến nhà ở, nhưng khoảng cách giữa mức lương trung bình của sinh viên và mức chi tiêu trung bình tại Pháp quả thực vẫn không hề nhỏ. Còn nếu so sánh với số liệu năm 2021 từ Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp (Insee) đăng ngày 14/11/2023, nếu không có thêm bất cứ trợ cấp nào từ chính phủ và gia đình thì mức thu nhập trung bình như vậy từ việc làm thêm của sinh viên được coi là dưới cả ngưỡng nghèo khó. Cần phải nhắc lại rằng, theo Insee, mức nghèo đói của Pháp trong năm 2021 được tính từ khoảng 965 đến 1158 euro/tháng, tương đương 50-60% mức lương trung bình.

Đi làm thêm tác động nhiều đến kết quả học tập. Theo khảo sát thường niên về đời sống sinh viên của OVE năm 2023, 31,7% sinh viên được hỏi cho rằng làm thêm bán thời gian kéo dài trên 6 tháng ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, trong khi 45,6% cho rằng công việc này là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng và áp lực trong cuộc sống.

Ông Julien Berthaud, tác giả của cuốn Việc làm sinh viên, quá trình học tập và điều kiện sống, cảnh báo công việc làm thêm không liên quan đến ngành học và vượt quá 18 giờ/tuần có nguy cơ làm tăng tỉ lệ sinh viên bỏ dở việc học để đi làm. Và sau đó, sinh viên sẽ “nhận ra rằng các cơ hội thăng tiến giảm đi rất nhiều” và về lâu dài đa số họ sẽ chỉ có thể làm “những công việc không ổn định hoặc không yêu cầu trình độ”, bà Vanessa Pinto, giảng viên tại đại học Reims-Champagne-Ardennes, tác giả của cuốn Từ việc học đến việc làm, sinh viên và công việc làm thêm cho hay.

Những bữa ăn “cân bằng”

Một chế độ ăn uống cân bằng là điều mà nhiều sinh viên tại Pháp hiện đang theo đuổi, chỉ tiếc rằng yếu tố được cân bằng ở đây lại không phải là dinh dưỡng mà là tiền bạc. Bữa này ăn thì bữa sau nhịn, bữa sau ăn thì bữa sau nữa nhịn. Theo báo cáo của FAGE, cứ năm sinh viên tại Pháp thì lại có một người thường xuyên bỏ bữa để cân đối thu chi, trung bình có khoảng 3,5 bữa bị bỏ/tuần. Còn theo số liệu thống kê đăng ngày 12/09/2023 của hiệp hội hỗ trợ sinh viên COP1, 77% sinh viên tìm tới các sản phẩm có giá thành thấp hơn, 66% ưu tiên các sản phẩm giảm giá. Rau củ và hoa quả tươi cũng là các nhóm thực phẩm thường được ưu tiên loại khỏi danh sách đi chợ do giá cả không mấy thân thiện (49% sinh viên được hỏi cho biết).

Là một sinh viên Pháp sống tại Marseille, Louise chia sẻ bản thân cũng gặp khó khăn trong việc quản lý chi tiêu khi giá cả ngày một tăng cao.

“Bình thường với chuyện ăn uống, mỗi tháng mình chi khoảng 140 euro, tức là khoảng 5 euro/ngày cho tiền mua đồ ăn vì ngân sách của mình chỉ như vậy. Số tiền còn lại thì mình dùng để chi cho các đồ dùng cá nhân khác. Mình cũng thường tới ăn tại căng tin của trường vì ở đây có các bữa ăn giá 1 euro dành cho sinh viên. Căng tin trường mình mở cả buổi tối, nhưng cuối tuần thì không. Vì vậy cuối tuần mình thường tự nấu ăn vì một vài loại rau củ và mì cũng không quá đắt.”

Khi được hỏi liệu bản thân có gặp khó khăn gì trong việc chi tiêu với số tiền hiện có cho một tháng hay không, Louise cho biết “với những đồ dùng cơ bản, thiết yếu như đồ dùng học tập hay đồ ăn thì mình không gặp khó khăn. Nhưng với các hoạt động như tụ tập với bạn bè thì thực sự bị hạn chế nhiều. Vì vậy để cân đối chi tiêu, mình cũng thường lựa chọn các sản phẩm giảm giá, không nhất thiết phải có chất lượng quá cao. Tuy vậy nhưng thỉnh thoảng mình vẫn có thể mua được các loại thực phẩm sạch mà giá cả phải chăng. Mình cũng không thường xuyên đi ăn ở nhà hàng vì tốn kém quá. Mình cũng không lựa chọn đồ ăn chế biến sẵn trong siêu thị, giá của chúng thì không đắt nhưng thực sự không xứng đáng với chất lượng.”

Câu chuyện an cư, khó càng thêm khó

Theo kết quả khảo sát hàng năm của trung tâm theo dõi giá thuê nhà tại Paris và vùng phụ cận (OLAP) công bố vào tháng 09/2023, tính riêng trong quý một năm 2023, giá cho thuê nhà tư nhân chưa bao gồm đồ đạc đã tăng trung bình 2,4% tại Paris và các thành phố phụ cận. Dù theo trang bất động sản Locservice, mức tăng này được đánh giá là không quá cao nhờ vào nghị định áp mức giá trần của chính phủ nhằm giám sát việc tăng tiền thuê nhà hàng năm, nhưng giá nhà tại Paris vẫn cao gấp 168% so với các tỉnh thành phố khác tại Pháp. Tuy nhiên cũng theo khảo sát của Locservice, ngân sách trung bình dành cho việc thuê nhà hàng tháng của người dân lại thấp hơn 32 euro so với giá thuê nhà hiện tại. Điều này khiến cho những người mong muốn tìm một chỗ ở tại Paris, đặc biệt là sinh viên, nhóm đối tượng chiếm tới 36% số người tìm nhà tại thành phố này, gặp rất nhiều khó khăn. 65% sinh viên được hỏi cho rằng giá thuê nhà quá cao so với mức tài chính của họ.

Helen, sinh viên Hy Lạp hiện đang sống và học tập tại Paris chia sẻ với RFI Việt ngữ những khó khăn mà bạn đã gặp phải khi tìm nhà tại thành phố đắt đỏ bậc nhất nước Pháp :

“Thực sự rất khó để tìm được nhà ở đây vì khi bắt đầu tìm thì mình vẫn đang ở Hy Lạp. Mình tìm nhà khá sớm, ngay từ cuối tháng 6, đầu tháng 7 nhưng các phòng hầu như đã kín chỗ. Vấn đề là trên các trang web cho thuê, họ ghi là vẫn còn phòng nhưng khi mình gọi hỏi thì mới biết các phòng đều đã được thuê hết. Vậy nên cuối cùng mình đã phải bay từ Hy Lạp đến Paris để hẹn gặp trực tiếp các chủ nhà. Mình chọn căn phòng hiện tại vì nó cũng là lựa chọn cuối cùng mà mình có.”

Khi được hỏi về giá thuê phòng, Helen cho biết “mức giá này thực sự khá đắt, nhất là đối với sinh viên mà phòng thì cũng không quá rộng.”

Thay vì lựa chọn nhà ở tư nhân với mức giá đắt đỏ, sinh viên tại Pháp có thể tìm tới các ký túc xá được quản lý bởi các Crous (Trung tâm phục vụ sự nghiệp đại học và giáo dục phổ thông khu vực). Đây được đánh giá là loại hình nhà ở tiết kiệm nhất với chi phí dao động từ 200-500 euro/tháng cùng nhiều sự lựa chọn đa dạng. Các ký túc xá này cũng thường gần các trường đại học và các phương tiện giao thông công cộng. Vị trí hợp lý, giá cả phải chăng nhưng đáng tiếc là chỉ có chưa tới 6% sinh viên được ở tại các ký túc xá do Crous quản lý do khan hiếm phòng cho thuê. Hiện nay tại Pháp có tổng cộng 173 430 phòng ký túc xá Crous, nhưng lại có tới ba triệu sinh viên, chưa kể tới việc cơ sở vật chất tại các phòng ký túc xá ngày càng xuống cấp. Trả lời khảo sát của FAGE, sinh viên cho biết nhiều phòng hiện đang trong tình trạng hỏng lò sưởi, thường xuyên bị cắt nước nóng, trên tường nhiều những vết nứt và là nơi trú ngụ yêu thích của các loài gián và rệp.

Hỗ trợ của chính phủ, đa dạng nhưng khó tiếp cận

Để giải quyết tình hình khó khăn hiện tại của sinh viên, chính phủ Pháp trong năm ngoái đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm tăng số lượng cũng như tăng giá trị của các học bổng dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Theo bài viết của tạp chí sinh viên L’Étudiant đăng ngày 25/04/2023 của tác giả Etienne Gless và Clémentine Rigot, chính phủ đã chi 500 triệu euro để cải thiện hệ thống học bổng này. Như vậy theo dự kiến, trong năm học 2023-2024 sẽ có 144 000 sinh viên được nhận học bổng trợ cấp và số tiền trợ cấp mà sinh viên được nhận cũng sẽ tăng thêm khoảng 37 euro/tháng. Tuy nhiên theo bà Sarah Biche, phụ trách các hoạt động xã hội của FAGE, mức tăng này được đánh giá là “không mấy khác biệt”. Bà cũng cho biết hiện tại có nhiều bạn sinh viên thuộc vào nhóm sinh viên “chưa đủ khó khăn” để được nhận trợ cấp nhưng tình hình tài chính của họ cũng không cho phép họ có một cuộc sống đầy đủ và đúng nghĩa.

Ngoài trợ cấp trên, mọi sinh viên tại Pháp, bất kể với quốc tịch nào, cũng đều có thể nhận được trợ cấp nhà ở của chính phủ. Song song với đó, chính phủ cũng đưa ra rất nhiều các khoản hỗ trợ khác cho sinh viên như hỗ trợ thu nhập tối thiểu cho sinh viên (RME), quỹ hỗ trợ khẩn cấp (FNAU) hay hỗ trợ di chuyển cho sinh viên theo học thạc sĩ, tiến sĩ (AMI), v.v. Đa dạng là vậy nhưng việc tiếp cận tới các chương trình này lại không hề dễ dàng.

Chỉ riêng với khoản trợ cấp nhà ở, một trong những khoản trợ cấp cơ bản và được phổ biến rộng rãi nhất, quy trình đăng ký cũng đã khiến rất nhiều sinh viên phải đau đầu vì số lượng lớn giấy tờ cần nộp cùng thủ tục xử lý kéo dài. Nhiều sinh viên đã phải chờ đợi mòn mỏi từ vài tháng đến nửa năm cho tới khi hồ sơ của mình được duyệt.

Helen, sinh viên Hy Lạp tại Paris cho biết “Mình đã bắt đầu xin trợ cấp nhà ở từ tháng 8 năm ngoái nhưng đến giờ là tháng 1 mình vẫn chưa nhận được khoản tiền này. Kỳ lạ nhất là khi hồ sơ của mình chưa đầy đủ, CAF cũng không thông báo gì với mình. Chỉ tới khi mãi không nhận được trợ cấp, mình gọi điện hỏi thì mới biết mình nộp thiếu một tờ giấy chứng nhận. Mình đã bổ sung và giờ thì mình lại tiếp tục chờ khoản tiền này. Không có tiền trợ cấp thực sự rất khó để có thể chi trả tiền nhà vì giá điện thì vẫn không ngừng tăng. Hiện giờ mình chỉ có thể cố gắng không sử dụng lò sưởi quá nhiều vì giá điện cao quá và cũng chỉ mua những đồ dùng thật sự cần thiết thôi.”

Theo kế hoạch chính thức được bộ trưởng Đại học Pháp, bà Sylvie Retailleau công bố hôm 25/04/2023, trong năm 2024 ngân sách của chính phủ Pháp dành cho giảng dạy bậc đại học và sau đại học và ngân sách cho đời sống sinh viên sẽ tăng 469 triệu euro so với năm ngoái. Cụ thể, ngân sách dành cho chương trình 150 về Đào tạo và nghiên cứu đại học năm nay là 14,2 tỷ euro (tăng 273 triệu euro) và ngân sách dành cho chương trình 231 về Đời sống sinh viên là 3,3 tỷ euro (tăng 196 triệu euro). Có thể thấy chính phủ Pháp vẫn rất coi trọng giáo dục đại học và sau đại học và không ngừng đầu tư cho bậc học này cũng như cho đời sống sinh viên. Hy vọng rằng với những nỗ lực đó, tình hình đời sống của sinh viên trong năm nay sẽ phần nào được cải thiện.

  continue reading

67 епізодів

Artwork
iconПоширити
 
Manage episode 402135833 series 130291
Вміст надано France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь вміст подкастів, включаючи епізоди, графіку та описи подкастів, завантажується та надається безпосередньо компанією France Médias Monde and RFI Tiếng Việt або його партнером по платформі подкастів. Якщо ви вважаєте, що хтось використовує ваш захищений авторським правом твір без вашого дозволу, ви можете виконати процедуру, описану тут https://uk.player.fm/legal.

Tan học, nhiều bạn sinh viên bắt đầu trở về nhà, người thì chuẩn bị cho các cuộc hẹn xả hơi sau một ngày học dài, người thì hối hả đi làm thêm. Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn các hiệp hội sinh viên Pháp (FAGE) công bố trong tháng 1, trong số hơn 7500 sinh viên được hỏi có tới 41% khẳng định phải làm thêm bán thời gian để trang trải cho cuộc sống, trong đó 35% phải đi làm nhiều hơn 12 giờ một tuần.

Các công việc làm thêm của sinh viên tại Pháp rất đa dạng, từ trợ giảng, hoạt náo viên đến phát tờ rơi, v.v trong đó ba lĩnh vực được sinh viên lựa chọn nhiều nhất theo báo cáo năm 2020 của trung tâm Quan sát Quốc gia về Đời sống sinh viên (OVE) (thực hiện 3 năm/lần) bao gồm : giữ trẻ, bán hàng/ thu ngân tại các cửa hàng, siêu thị và phục vụ/phụ bếp tại các nhà hàng. Dễ thấy đây đều là những công việc phổ thông, không yêu cầu quá nhiều về chuyên môn và thường không liên quan hoặc rất ít liên quan đến ngành học của sinh viên (56,7% sinh viên cho biết).

Về tiền lương, theo báo cáo đăng ngày 14/08/2023 của Nghiệp đoàn Sinh viên (UNEF), mức lương làm thêm trung bình trong năm 2023 của sinh viên rơi vào khoảng 728 euro/tháng và thời gian làm việc trung bình là 21,1 giờ/tuần. Mức lương như vậy liệu có đủ để trang trải cuộc sống? Để trả lời được câu hỏi này, có lẽ ta cần nhìn vào mức chi tiêu trung bình hiện nay tại Pháp. Trong bài viết được đăng tải ngày 13/05/2023 về chi tiêu hàng tháng của người dân, đài France Bleu thống kê mỗi tháng một người tại Pháp sẽ phải trả trung bình 1195 euro cho những khoản chi tiêu “cố định”, bao gồm tiền nhà, tiền điện, nước, sưởi, tiền bảo hiểm, v.v. Con số này đã tăng 9% so với 6 tháng trước đó, tương đương khoảng 100 euro.

Vẫn biết rằng sinh viên, đặc biệt là nhóm sinh viên dưới 26 tuổi, thường được hưởng rất nhiều ưu đãi và trợ cấp trong hầu hết các lĩnh vực từ đi lại, mua sắm đến nhà ở, nhưng khoảng cách giữa mức lương trung bình của sinh viên và mức chi tiêu trung bình tại Pháp quả thực vẫn không hề nhỏ. Còn nếu so sánh với số liệu năm 2021 từ Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp (Insee) đăng ngày 14/11/2023, nếu không có thêm bất cứ trợ cấp nào từ chính phủ và gia đình thì mức thu nhập trung bình như vậy từ việc làm thêm của sinh viên được coi là dưới cả ngưỡng nghèo khó. Cần phải nhắc lại rằng, theo Insee, mức nghèo đói của Pháp trong năm 2021 được tính từ khoảng 965 đến 1158 euro/tháng, tương đương 50-60% mức lương trung bình.

Đi làm thêm tác động nhiều đến kết quả học tập. Theo khảo sát thường niên về đời sống sinh viên của OVE năm 2023, 31,7% sinh viên được hỏi cho rằng làm thêm bán thời gian kéo dài trên 6 tháng ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, trong khi 45,6% cho rằng công việc này là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng và áp lực trong cuộc sống.

Ông Julien Berthaud, tác giả của cuốn Việc làm sinh viên, quá trình học tập và điều kiện sống, cảnh báo công việc làm thêm không liên quan đến ngành học và vượt quá 18 giờ/tuần có nguy cơ làm tăng tỉ lệ sinh viên bỏ dở việc học để đi làm. Và sau đó, sinh viên sẽ “nhận ra rằng các cơ hội thăng tiến giảm đi rất nhiều” và về lâu dài đa số họ sẽ chỉ có thể làm “những công việc không ổn định hoặc không yêu cầu trình độ”, bà Vanessa Pinto, giảng viên tại đại học Reims-Champagne-Ardennes, tác giả của cuốn Từ việc học đến việc làm, sinh viên và công việc làm thêm cho hay.

Những bữa ăn “cân bằng”

Một chế độ ăn uống cân bằng là điều mà nhiều sinh viên tại Pháp hiện đang theo đuổi, chỉ tiếc rằng yếu tố được cân bằng ở đây lại không phải là dinh dưỡng mà là tiền bạc. Bữa này ăn thì bữa sau nhịn, bữa sau ăn thì bữa sau nữa nhịn. Theo báo cáo của FAGE, cứ năm sinh viên tại Pháp thì lại có một người thường xuyên bỏ bữa để cân đối thu chi, trung bình có khoảng 3,5 bữa bị bỏ/tuần. Còn theo số liệu thống kê đăng ngày 12/09/2023 của hiệp hội hỗ trợ sinh viên COP1, 77% sinh viên tìm tới các sản phẩm có giá thành thấp hơn, 66% ưu tiên các sản phẩm giảm giá. Rau củ và hoa quả tươi cũng là các nhóm thực phẩm thường được ưu tiên loại khỏi danh sách đi chợ do giá cả không mấy thân thiện (49% sinh viên được hỏi cho biết).

Là một sinh viên Pháp sống tại Marseille, Louise chia sẻ bản thân cũng gặp khó khăn trong việc quản lý chi tiêu khi giá cả ngày một tăng cao.

“Bình thường với chuyện ăn uống, mỗi tháng mình chi khoảng 140 euro, tức là khoảng 5 euro/ngày cho tiền mua đồ ăn vì ngân sách của mình chỉ như vậy. Số tiền còn lại thì mình dùng để chi cho các đồ dùng cá nhân khác. Mình cũng thường tới ăn tại căng tin của trường vì ở đây có các bữa ăn giá 1 euro dành cho sinh viên. Căng tin trường mình mở cả buổi tối, nhưng cuối tuần thì không. Vì vậy cuối tuần mình thường tự nấu ăn vì một vài loại rau củ và mì cũng không quá đắt.”

Khi được hỏi liệu bản thân có gặp khó khăn gì trong việc chi tiêu với số tiền hiện có cho một tháng hay không, Louise cho biết “với những đồ dùng cơ bản, thiết yếu như đồ dùng học tập hay đồ ăn thì mình không gặp khó khăn. Nhưng với các hoạt động như tụ tập với bạn bè thì thực sự bị hạn chế nhiều. Vì vậy để cân đối chi tiêu, mình cũng thường lựa chọn các sản phẩm giảm giá, không nhất thiết phải có chất lượng quá cao. Tuy vậy nhưng thỉnh thoảng mình vẫn có thể mua được các loại thực phẩm sạch mà giá cả phải chăng. Mình cũng không thường xuyên đi ăn ở nhà hàng vì tốn kém quá. Mình cũng không lựa chọn đồ ăn chế biến sẵn trong siêu thị, giá của chúng thì không đắt nhưng thực sự không xứng đáng với chất lượng.”

Câu chuyện an cư, khó càng thêm khó

Theo kết quả khảo sát hàng năm của trung tâm theo dõi giá thuê nhà tại Paris và vùng phụ cận (OLAP) công bố vào tháng 09/2023, tính riêng trong quý một năm 2023, giá cho thuê nhà tư nhân chưa bao gồm đồ đạc đã tăng trung bình 2,4% tại Paris và các thành phố phụ cận. Dù theo trang bất động sản Locservice, mức tăng này được đánh giá là không quá cao nhờ vào nghị định áp mức giá trần của chính phủ nhằm giám sát việc tăng tiền thuê nhà hàng năm, nhưng giá nhà tại Paris vẫn cao gấp 168% so với các tỉnh thành phố khác tại Pháp. Tuy nhiên cũng theo khảo sát của Locservice, ngân sách trung bình dành cho việc thuê nhà hàng tháng của người dân lại thấp hơn 32 euro so với giá thuê nhà hiện tại. Điều này khiến cho những người mong muốn tìm một chỗ ở tại Paris, đặc biệt là sinh viên, nhóm đối tượng chiếm tới 36% số người tìm nhà tại thành phố này, gặp rất nhiều khó khăn. 65% sinh viên được hỏi cho rằng giá thuê nhà quá cao so với mức tài chính của họ.

Helen, sinh viên Hy Lạp hiện đang sống và học tập tại Paris chia sẻ với RFI Việt ngữ những khó khăn mà bạn đã gặp phải khi tìm nhà tại thành phố đắt đỏ bậc nhất nước Pháp :

“Thực sự rất khó để tìm được nhà ở đây vì khi bắt đầu tìm thì mình vẫn đang ở Hy Lạp. Mình tìm nhà khá sớm, ngay từ cuối tháng 6, đầu tháng 7 nhưng các phòng hầu như đã kín chỗ. Vấn đề là trên các trang web cho thuê, họ ghi là vẫn còn phòng nhưng khi mình gọi hỏi thì mới biết các phòng đều đã được thuê hết. Vậy nên cuối cùng mình đã phải bay từ Hy Lạp đến Paris để hẹn gặp trực tiếp các chủ nhà. Mình chọn căn phòng hiện tại vì nó cũng là lựa chọn cuối cùng mà mình có.”

Khi được hỏi về giá thuê phòng, Helen cho biết “mức giá này thực sự khá đắt, nhất là đối với sinh viên mà phòng thì cũng không quá rộng.”

Thay vì lựa chọn nhà ở tư nhân với mức giá đắt đỏ, sinh viên tại Pháp có thể tìm tới các ký túc xá được quản lý bởi các Crous (Trung tâm phục vụ sự nghiệp đại học và giáo dục phổ thông khu vực). Đây được đánh giá là loại hình nhà ở tiết kiệm nhất với chi phí dao động từ 200-500 euro/tháng cùng nhiều sự lựa chọn đa dạng. Các ký túc xá này cũng thường gần các trường đại học và các phương tiện giao thông công cộng. Vị trí hợp lý, giá cả phải chăng nhưng đáng tiếc là chỉ có chưa tới 6% sinh viên được ở tại các ký túc xá do Crous quản lý do khan hiếm phòng cho thuê. Hiện nay tại Pháp có tổng cộng 173 430 phòng ký túc xá Crous, nhưng lại có tới ba triệu sinh viên, chưa kể tới việc cơ sở vật chất tại các phòng ký túc xá ngày càng xuống cấp. Trả lời khảo sát của FAGE, sinh viên cho biết nhiều phòng hiện đang trong tình trạng hỏng lò sưởi, thường xuyên bị cắt nước nóng, trên tường nhiều những vết nứt và là nơi trú ngụ yêu thích của các loài gián và rệp.

Hỗ trợ của chính phủ, đa dạng nhưng khó tiếp cận

Để giải quyết tình hình khó khăn hiện tại của sinh viên, chính phủ Pháp trong năm ngoái đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm tăng số lượng cũng như tăng giá trị của các học bổng dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Theo bài viết của tạp chí sinh viên L’Étudiant đăng ngày 25/04/2023 của tác giả Etienne Gless và Clémentine Rigot, chính phủ đã chi 500 triệu euro để cải thiện hệ thống học bổng này. Như vậy theo dự kiến, trong năm học 2023-2024 sẽ có 144 000 sinh viên được nhận học bổng trợ cấp và số tiền trợ cấp mà sinh viên được nhận cũng sẽ tăng thêm khoảng 37 euro/tháng. Tuy nhiên theo bà Sarah Biche, phụ trách các hoạt động xã hội của FAGE, mức tăng này được đánh giá là “không mấy khác biệt”. Bà cũng cho biết hiện tại có nhiều bạn sinh viên thuộc vào nhóm sinh viên “chưa đủ khó khăn” để được nhận trợ cấp nhưng tình hình tài chính của họ cũng không cho phép họ có một cuộc sống đầy đủ và đúng nghĩa.

Ngoài trợ cấp trên, mọi sinh viên tại Pháp, bất kể với quốc tịch nào, cũng đều có thể nhận được trợ cấp nhà ở của chính phủ. Song song với đó, chính phủ cũng đưa ra rất nhiều các khoản hỗ trợ khác cho sinh viên như hỗ trợ thu nhập tối thiểu cho sinh viên (RME), quỹ hỗ trợ khẩn cấp (FNAU) hay hỗ trợ di chuyển cho sinh viên theo học thạc sĩ, tiến sĩ (AMI), v.v. Đa dạng là vậy nhưng việc tiếp cận tới các chương trình này lại không hề dễ dàng.

Chỉ riêng với khoản trợ cấp nhà ở, một trong những khoản trợ cấp cơ bản và được phổ biến rộng rãi nhất, quy trình đăng ký cũng đã khiến rất nhiều sinh viên phải đau đầu vì số lượng lớn giấy tờ cần nộp cùng thủ tục xử lý kéo dài. Nhiều sinh viên đã phải chờ đợi mòn mỏi từ vài tháng đến nửa năm cho tới khi hồ sơ của mình được duyệt.

Helen, sinh viên Hy Lạp tại Paris cho biết “Mình đã bắt đầu xin trợ cấp nhà ở từ tháng 8 năm ngoái nhưng đến giờ là tháng 1 mình vẫn chưa nhận được khoản tiền này. Kỳ lạ nhất là khi hồ sơ của mình chưa đầy đủ, CAF cũng không thông báo gì với mình. Chỉ tới khi mãi không nhận được trợ cấp, mình gọi điện hỏi thì mới biết mình nộp thiếu một tờ giấy chứng nhận. Mình đã bổ sung và giờ thì mình lại tiếp tục chờ khoản tiền này. Không có tiền trợ cấp thực sự rất khó để có thể chi trả tiền nhà vì giá điện thì vẫn không ngừng tăng. Hiện giờ mình chỉ có thể cố gắng không sử dụng lò sưởi quá nhiều vì giá điện cao quá và cũng chỉ mua những đồ dùng thật sự cần thiết thôi.”

Theo kế hoạch chính thức được bộ trưởng Đại học Pháp, bà Sylvie Retailleau công bố hôm 25/04/2023, trong năm 2024 ngân sách của chính phủ Pháp dành cho giảng dạy bậc đại học và sau đại học và ngân sách cho đời sống sinh viên sẽ tăng 469 triệu euro so với năm ngoái. Cụ thể, ngân sách dành cho chương trình 150 về Đào tạo và nghiên cứu đại học năm nay là 14,2 tỷ euro (tăng 273 triệu euro) và ngân sách dành cho chương trình 231 về Đời sống sinh viên là 3,3 tỷ euro (tăng 196 triệu euro). Có thể thấy chính phủ Pháp vẫn rất coi trọng giáo dục đại học và sau đại học và không ngừng đầu tư cho bậc học này cũng như cho đời sống sinh viên. Hy vọng rằng với những nỗ lực đó, tình hình đời sống của sinh viên trong năm nay sẽ phần nào được cải thiện.

  continue reading

67 епізодів

Усі епізоди

×
 
Loading …

Ласкаво просимо до Player FM!

Player FM сканує Інтернет для отримання високоякісних подкастів, щоб ви могли насолоджуватися ними зараз. Це найкращий додаток для подкастів, який працює на Android, iPhone і веб-сторінці. Реєстрація для синхронізації підписок між пристроями.

 

Короткий довідник