Переходьте в офлайн за допомогою програми Player FM !
Hàn Quốc và văn hoá làm việc quá giờ
Manage episode 436631476 series 130291
Tại Hàn Quốc hiện nay không thiếu những người lao động làm việc từ 9h sáng tới 9h tối. Có thể nói những người này sống tại công ty và chỉ về "thăm" nhà vào mỗi tối. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OECD) năm 2022-2023, Hàn Quốc là một trong những nước có số giờ lao động hàng năm cao nhất, vào khoảng hơn 1900 giờ/năm, cao hơn 200 giờ so với mức trung bình của các nước OECD.
Với đa số người dân xứ sở Kim Chi, làm việc tới đêm khuya, vắt kiệt sức mình để thể hiện sự tận tuỵ trong công việc, từ lâu đã trở thành một đặc trưng văn hoá. Vậy do đâu mà người dân Hàn Quốc lại làm việc nhiều đến vậy? Họ làm đơn thuần vì say mê công việc hay vì có lý do nào khác? Đâu là những hệ luỵ tiềm ẩn đằng sau văn hoá làm quá giờ này?
Khi công ty biến thành ngôi nhà thứ hai
Theo quy định hiện hành của luật pháp Hàn Quốc, người lao động làm việc trung bình 8 giờ mỗi ngày và tối đa là 52 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên đây chỉ là những con số trên giấy tờ, còn thực tế thì một ngày làm việc của họ kéo dài hơn rất nhiều. Theo chân thông tín viên RFI tại Seoul Nicolas Rocca, chúng ta sẽ cùng lắng nghe câu chuyện của những người lao động tại đây.
“Tôi không thể làm thêm giờ được nữa. Cơ thể tôi không chịu nổi nữa rồi. Đúng là trên lý thuyết tôi có thể xin nghỉ phép nhưng công ty đã cấm tôi nộp đơn xin nghỉ. Tôi thậm chí còn không thể xin nghỉ phép năm. Thời gian làm việc hàng tuần của tôi cao hơn 52 tiếng nhiều. Theo luật thì thời gian làm mỗi tuần không được quá 52 giờ nhưng thực tế lại rất khác vì hiện nay vẫn có quy định về những cơ chế hợp pháp cho phép giới chủ lao động kéo dài thời gian làm việc lên tới 64 giờ mà không có vấn đề gì. Vậy nên quy định 52 giờ cũng chẳng được mấy công ty áp dụng.”
Đây chỉ là một trong hàng trăm thư điện tử mà ông Park Yong Chun, đại diện của một tổ chức phi chính phủ chuyên giải quyết các vấn đề thể chất và tinh thần của người lao động nhận được mỗi tháng. Nói về công việc của mình, ông Park cho biết :
“Như mọi người thấy đấy, ở đây có hàng đống giấy tờ. Đều là những thư điện tử mà chúng tôi đã nhận được. Mà đây mới chỉ là những thư trong tuần này thôi. Họ viết cho chúng tôi để kể về những gì mà họ đang phải chịu đựng trong công việc. Mỗi ngày chúng tôi nhận vào khoảng 10 thư điện tử như vậy. Chúng tôi chỉ nhận thư điện tử chứ không nhận điện thoại vì không đủ nhân lực để xử lý cả các cuộc gọi. Thực sự có rất nhiều người mong muốn kể cho chúng tôi về tình hình mà họ gặp phải hiện nay. Chúng tôi có một nhóm chat mở trên ứng dụng Kakao Talk cho phép công nhân viên kết nối với các chuyên gia về lĩnh vực quyền lao động và hiện đã có hơn 832 người kết nối vào nhóm này.”
Với những nhân viên chính thức, những người được vào biên chế, được ký hợp đồng với số giờ theo quy định mà vẫn phải chịu cảnh làm quá giờ như vậy thì những cộng tác viên, những người làm việc tự do, công nhật thì guồng quay công việc còn có thể khắc nghiệt đến mức nào?
Vẫn theo ông Park, “hiện nay có rất nhiều lao động tự do tại Hàn Quốc nhưng lại không có văn bản luật nào quy định về số giờ làm việc tối đa cho họ. Đang có hàng triệu người lao động như vậy, không nhận được bất cứ sự bảo vệ hợp pháp nào khi làm công việc của mình.”
Il Kwang Bo, một người đàn ông trung niên, hiện là lao động tự do cho công ty giao hàng CG Logistics cho biết :
“Thường thì khoảng 7 giờ sáng tôi đến trung tâm giao hàng. Giờ bắt đầu của mỗi trung tâm khác nhau nhưng ở chỗ tôi là 7 giờ. Chúng tôi sau đó phân loại các đơn hàng và bắt đầu vận chuyển. Bình thường công việc của tôi sẽ kết thúc vào khoảng 22 giờ.”
Căn nguyên của văn hoá làm việc quá giờ
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho văn hoá làm quá giờ của người Hàn Quốc. Theo tờ Nikkei Asia, lý do đầu tiên phải kể tới là người lao động không có tiếng nói trong công ty. Giới chủ doanh nghiệp tại Hàn Quốc thường nắm giữ rất nhiều quyền lực còn nhân viên thì chẳng thể đòi hỏi gì. Đặc biệt là sau khi tổng thống Yoon Suk-Yeon lên nắm quyền, ông đã đưa ra nhiều đường lối cứng rắn nhằm trấn áp các nghiệp đoàn, ngăn chặn các cuộc đình công đòi quyền lợi của người lao động. Ông cũng chủ trương tăng giờ làm việc tối đa lên tới 69 giờ/tuần nhưng do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân, đặc biệt là những người trẻ, đề xuất này sau đó đã bị huỷ bỏ.
Nguyên nhân thứ hai khiến những người lao động tại Hàn Quốc phải làm việc nhiều giờ là vì mức lương họ được trả khá thấp. Dù số giờ làm việc hàng năm cao hơn nhiều so với mức trung bình của các quốc nước trong OECD nhưng mức thu nhập hàng năm của người lao động Hàn Quốc năm 2022 vẫn thấp hơn so với mức lương trung bình tại các quốc gia thành viên của tổ chức này. Hơn nữa, thị trường lao động tại Hàn Quốc hiện đang rất cạnh tranh. Nếu muốn sau này có thể an nhàn hưởng tuổi già, người lao động phải cố gắng hơn nữa. Theo đại diện của Liên đoàn Thanh Niên Hàn Quốc :
“Nghỉ hưu vào năm 60 tuổi là điều không tưởng với nhiều người. Thị trường lao động hiện đang rất cạnh tranh. Rất nhiều nhân sự bị cắt giảm khi đến tuổi 40, 50. Họ sẽ tiếp tục tồn tại thế nào được bây giờ. Bởi vậy mà có nhiều người dù trước đó đã có vị trí tốt, công việc ổn định nhưng sau vẫn phải chạy xe taxi hay đi giao hàng để có khoản tiền tiết kiệm chuẩn bị cho tương lai khi nghỉ hưu.”
Ngoài ra, theo tạp chí Forbes, không thể không nói tới một nguyên nhân quan trọng khác đó là hệ tư tưởng, quan niệm đã hằn sâu trong tâm trí của người Hàn Quốc : tăng ca đồng nghĩa với chăm chỉ, tận tuỵ, nỗ lực. Nếu muốn thành công, bạn phải cống hiến hết mình, đánh đổi tất cả thời gian cho công việc. Và với người Hàn Quốc, thành công được định nghĩa bằng một công việc tốt, một mức lương tốt. Họ rất quan tâm tới vị trí, cấp bậc của một người trong công ty. Ông Micheal Breen, tác giả cuốn The Koreans chia sẻ : “Với người Hàn Quốc, danh tính của một người được thể hiện qua chức danh của người đó trong công việc.” Ông lý giải thêm rằng người Hàn Quốc có thói quen gọi nhau bằng chức vụ của họ, chẳng hạn như “Quản lý Kim” hay “Kế toán Park” kể cả bên ngoài nơi làm việc. Bởi vậy họ lại càng phải nỗ lực để được trọng dụng và tiến cử.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes, anh Lee, 39 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hàn Quốc khẳng định : “Rời khỏi cơ quan lúc 6 giờ tối đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được thăng chức. Chúng tôi luôn phải để ý xem sếp nghĩ gì về thái độ làm việc của mình. Vậy nên khó mà về nhà đúng giờ được.”
Còn theo Helen, 28 tuổi, một người nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở Hàn Quốc, thì quy tắc không bao giờ về nhà trước sếp đã là luật bất thành văn tại đây :
“Dù chẳng có quy định cụ thể nào nhưng vì không ai đứng dậy về nhà khi hết giờ nên tôi cũng không dám nói gì. Nếu ông chủ còn chưa về thì bạn không thể về được. Và kể cả khi ông chủ đã về rồi thì bạn cũng vẫn phải xin phép ông ấy. Liệu tôi có thể về nhà được chưa. Cho đến khi ông ta đồng ý thì tôi mới được về.”
Và những hệ luỵ không tránh khỏi
Guồng quay công việc nặng nề như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người lao động. Với những người làm việc tay chân như ông Il Kwang Bo hay các nhân viên giao hàng khác tại CG Logistics, sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của họ bị đe doạ rất nhiều. Theo nhân viên của một chi nhánh giao hàng này thì “ở Incheon đã có một người tử vong còn ở Gong Yu, một nhân viên sau khi giao hàng liên tục 12 giờ đã bất tỉnh và hiện đang trong tình trạng nguy kịch.”
Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thể chất, tâm lý và tinh thần của người lao động cũng bị tác động nặng nề. Theo Helen, công việc mà cô từng yêu thích giờ khiến cô cảm thấy “ngạt thở” mỗi sáng thức dậy :
“Tôi bắt đầu có những triệu chứng căng thẳng và khó thở. Đầu tiên tôi nghĩ là do tôi hút thuốc nhiều quá nên tôi đã ngưng hút nhưng tình hình vẫn không có dấu hiệu cải thiện. Mỗi sáng khi mở mắt dậy tôi lại thấy không thở nổi. Khi tôi đi khám thì bác sĩ bảo phổi tôi không có vấn đề gì cả. Bác sĩ còn bảo nếu tình trạng vẫn tiếp diễn thì tôi nên đi gặp bác sĩ tâm lý.”
Hàn Quốc cũng là nước có tỷ lệ tự tử cao nhất trong khối OECD, thậm chí còn cao hơn cả Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng với tình trạng “Karoshi” hay còn hiểu là “làm việc đến chết”. Chỉ tính riêng trong năm 2021, tại Hàn Quốc đã có khoảng 13.000 người tự kết liễu cuộc đời của mình. Hơn nữa, cống hiến tất cả cho công việc cũng đồng nghĩa là người lao động sẽ không có thời gian cho gia đình, con cái. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi Hàn Quốc là nước có tỷ lệ sinh nở thấp nhất thế giới và tỷ lệ này vẫn tiếp tục đà giảm theo các năm. Năm 2023, con số này rơi vào mức 0,72. Số lượng trẻ được sinh ra trong năm 2023 đã giảm gần 20.000 so với năm 2022. Theo tờ The Guardian, tỷ lệ sinh thấp đáng báo động hiện nay tại Hàn Quốc một phần là do phụ nữ cảm thấy việc sinh đẻ và chăm sóc con cái sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ.
Tận tuỵ, cống hiến thậm chí là vắt kiệt sức cho công việc đã giúp Hàn Quốc phát triển thần tốc và vươn lên thành một trong bốn con rồng châu Á nhưng những hệ luỵ mà nó gây ra cũng không hề nhỏ.
67 епізодів
Manage episode 436631476 series 130291
Tại Hàn Quốc hiện nay không thiếu những người lao động làm việc từ 9h sáng tới 9h tối. Có thể nói những người này sống tại công ty và chỉ về "thăm" nhà vào mỗi tối. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OECD) năm 2022-2023, Hàn Quốc là một trong những nước có số giờ lao động hàng năm cao nhất, vào khoảng hơn 1900 giờ/năm, cao hơn 200 giờ so với mức trung bình của các nước OECD.
Với đa số người dân xứ sở Kim Chi, làm việc tới đêm khuya, vắt kiệt sức mình để thể hiện sự tận tuỵ trong công việc, từ lâu đã trở thành một đặc trưng văn hoá. Vậy do đâu mà người dân Hàn Quốc lại làm việc nhiều đến vậy? Họ làm đơn thuần vì say mê công việc hay vì có lý do nào khác? Đâu là những hệ luỵ tiềm ẩn đằng sau văn hoá làm quá giờ này?
Khi công ty biến thành ngôi nhà thứ hai
Theo quy định hiện hành của luật pháp Hàn Quốc, người lao động làm việc trung bình 8 giờ mỗi ngày và tối đa là 52 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên đây chỉ là những con số trên giấy tờ, còn thực tế thì một ngày làm việc của họ kéo dài hơn rất nhiều. Theo chân thông tín viên RFI tại Seoul Nicolas Rocca, chúng ta sẽ cùng lắng nghe câu chuyện của những người lao động tại đây.
“Tôi không thể làm thêm giờ được nữa. Cơ thể tôi không chịu nổi nữa rồi. Đúng là trên lý thuyết tôi có thể xin nghỉ phép nhưng công ty đã cấm tôi nộp đơn xin nghỉ. Tôi thậm chí còn không thể xin nghỉ phép năm. Thời gian làm việc hàng tuần của tôi cao hơn 52 tiếng nhiều. Theo luật thì thời gian làm mỗi tuần không được quá 52 giờ nhưng thực tế lại rất khác vì hiện nay vẫn có quy định về những cơ chế hợp pháp cho phép giới chủ lao động kéo dài thời gian làm việc lên tới 64 giờ mà không có vấn đề gì. Vậy nên quy định 52 giờ cũng chẳng được mấy công ty áp dụng.”
Đây chỉ là một trong hàng trăm thư điện tử mà ông Park Yong Chun, đại diện của một tổ chức phi chính phủ chuyên giải quyết các vấn đề thể chất và tinh thần của người lao động nhận được mỗi tháng. Nói về công việc của mình, ông Park cho biết :
“Như mọi người thấy đấy, ở đây có hàng đống giấy tờ. Đều là những thư điện tử mà chúng tôi đã nhận được. Mà đây mới chỉ là những thư trong tuần này thôi. Họ viết cho chúng tôi để kể về những gì mà họ đang phải chịu đựng trong công việc. Mỗi ngày chúng tôi nhận vào khoảng 10 thư điện tử như vậy. Chúng tôi chỉ nhận thư điện tử chứ không nhận điện thoại vì không đủ nhân lực để xử lý cả các cuộc gọi. Thực sự có rất nhiều người mong muốn kể cho chúng tôi về tình hình mà họ gặp phải hiện nay. Chúng tôi có một nhóm chat mở trên ứng dụng Kakao Talk cho phép công nhân viên kết nối với các chuyên gia về lĩnh vực quyền lao động và hiện đã có hơn 832 người kết nối vào nhóm này.”
Với những nhân viên chính thức, những người được vào biên chế, được ký hợp đồng với số giờ theo quy định mà vẫn phải chịu cảnh làm quá giờ như vậy thì những cộng tác viên, những người làm việc tự do, công nhật thì guồng quay công việc còn có thể khắc nghiệt đến mức nào?
Vẫn theo ông Park, “hiện nay có rất nhiều lao động tự do tại Hàn Quốc nhưng lại không có văn bản luật nào quy định về số giờ làm việc tối đa cho họ. Đang có hàng triệu người lao động như vậy, không nhận được bất cứ sự bảo vệ hợp pháp nào khi làm công việc của mình.”
Il Kwang Bo, một người đàn ông trung niên, hiện là lao động tự do cho công ty giao hàng CG Logistics cho biết :
“Thường thì khoảng 7 giờ sáng tôi đến trung tâm giao hàng. Giờ bắt đầu của mỗi trung tâm khác nhau nhưng ở chỗ tôi là 7 giờ. Chúng tôi sau đó phân loại các đơn hàng và bắt đầu vận chuyển. Bình thường công việc của tôi sẽ kết thúc vào khoảng 22 giờ.”
Căn nguyên của văn hoá làm việc quá giờ
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho văn hoá làm quá giờ của người Hàn Quốc. Theo tờ Nikkei Asia, lý do đầu tiên phải kể tới là người lao động không có tiếng nói trong công ty. Giới chủ doanh nghiệp tại Hàn Quốc thường nắm giữ rất nhiều quyền lực còn nhân viên thì chẳng thể đòi hỏi gì. Đặc biệt là sau khi tổng thống Yoon Suk-Yeon lên nắm quyền, ông đã đưa ra nhiều đường lối cứng rắn nhằm trấn áp các nghiệp đoàn, ngăn chặn các cuộc đình công đòi quyền lợi của người lao động. Ông cũng chủ trương tăng giờ làm việc tối đa lên tới 69 giờ/tuần nhưng do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân, đặc biệt là những người trẻ, đề xuất này sau đó đã bị huỷ bỏ.
Nguyên nhân thứ hai khiến những người lao động tại Hàn Quốc phải làm việc nhiều giờ là vì mức lương họ được trả khá thấp. Dù số giờ làm việc hàng năm cao hơn nhiều so với mức trung bình của các quốc nước trong OECD nhưng mức thu nhập hàng năm của người lao động Hàn Quốc năm 2022 vẫn thấp hơn so với mức lương trung bình tại các quốc gia thành viên của tổ chức này. Hơn nữa, thị trường lao động tại Hàn Quốc hiện đang rất cạnh tranh. Nếu muốn sau này có thể an nhàn hưởng tuổi già, người lao động phải cố gắng hơn nữa. Theo đại diện của Liên đoàn Thanh Niên Hàn Quốc :
“Nghỉ hưu vào năm 60 tuổi là điều không tưởng với nhiều người. Thị trường lao động hiện đang rất cạnh tranh. Rất nhiều nhân sự bị cắt giảm khi đến tuổi 40, 50. Họ sẽ tiếp tục tồn tại thế nào được bây giờ. Bởi vậy mà có nhiều người dù trước đó đã có vị trí tốt, công việc ổn định nhưng sau vẫn phải chạy xe taxi hay đi giao hàng để có khoản tiền tiết kiệm chuẩn bị cho tương lai khi nghỉ hưu.”
Ngoài ra, theo tạp chí Forbes, không thể không nói tới một nguyên nhân quan trọng khác đó là hệ tư tưởng, quan niệm đã hằn sâu trong tâm trí của người Hàn Quốc : tăng ca đồng nghĩa với chăm chỉ, tận tuỵ, nỗ lực. Nếu muốn thành công, bạn phải cống hiến hết mình, đánh đổi tất cả thời gian cho công việc. Và với người Hàn Quốc, thành công được định nghĩa bằng một công việc tốt, một mức lương tốt. Họ rất quan tâm tới vị trí, cấp bậc của một người trong công ty. Ông Micheal Breen, tác giả cuốn The Koreans chia sẻ : “Với người Hàn Quốc, danh tính của một người được thể hiện qua chức danh của người đó trong công việc.” Ông lý giải thêm rằng người Hàn Quốc có thói quen gọi nhau bằng chức vụ của họ, chẳng hạn như “Quản lý Kim” hay “Kế toán Park” kể cả bên ngoài nơi làm việc. Bởi vậy họ lại càng phải nỗ lực để được trọng dụng và tiến cử.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes, anh Lee, 39 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hàn Quốc khẳng định : “Rời khỏi cơ quan lúc 6 giờ tối đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được thăng chức. Chúng tôi luôn phải để ý xem sếp nghĩ gì về thái độ làm việc của mình. Vậy nên khó mà về nhà đúng giờ được.”
Còn theo Helen, 28 tuổi, một người nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở Hàn Quốc, thì quy tắc không bao giờ về nhà trước sếp đã là luật bất thành văn tại đây :
“Dù chẳng có quy định cụ thể nào nhưng vì không ai đứng dậy về nhà khi hết giờ nên tôi cũng không dám nói gì. Nếu ông chủ còn chưa về thì bạn không thể về được. Và kể cả khi ông chủ đã về rồi thì bạn cũng vẫn phải xin phép ông ấy. Liệu tôi có thể về nhà được chưa. Cho đến khi ông ta đồng ý thì tôi mới được về.”
Và những hệ luỵ không tránh khỏi
Guồng quay công việc nặng nề như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người lao động. Với những người làm việc tay chân như ông Il Kwang Bo hay các nhân viên giao hàng khác tại CG Logistics, sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của họ bị đe doạ rất nhiều. Theo nhân viên của một chi nhánh giao hàng này thì “ở Incheon đã có một người tử vong còn ở Gong Yu, một nhân viên sau khi giao hàng liên tục 12 giờ đã bất tỉnh và hiện đang trong tình trạng nguy kịch.”
Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thể chất, tâm lý và tinh thần của người lao động cũng bị tác động nặng nề. Theo Helen, công việc mà cô từng yêu thích giờ khiến cô cảm thấy “ngạt thở” mỗi sáng thức dậy :
“Tôi bắt đầu có những triệu chứng căng thẳng và khó thở. Đầu tiên tôi nghĩ là do tôi hút thuốc nhiều quá nên tôi đã ngưng hút nhưng tình hình vẫn không có dấu hiệu cải thiện. Mỗi sáng khi mở mắt dậy tôi lại thấy không thở nổi. Khi tôi đi khám thì bác sĩ bảo phổi tôi không có vấn đề gì cả. Bác sĩ còn bảo nếu tình trạng vẫn tiếp diễn thì tôi nên đi gặp bác sĩ tâm lý.”
Hàn Quốc cũng là nước có tỷ lệ tự tử cao nhất trong khối OECD, thậm chí còn cao hơn cả Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng với tình trạng “Karoshi” hay còn hiểu là “làm việc đến chết”. Chỉ tính riêng trong năm 2021, tại Hàn Quốc đã có khoảng 13.000 người tự kết liễu cuộc đời của mình. Hơn nữa, cống hiến tất cả cho công việc cũng đồng nghĩa là người lao động sẽ không có thời gian cho gia đình, con cái. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi Hàn Quốc là nước có tỷ lệ sinh nở thấp nhất thế giới và tỷ lệ này vẫn tiếp tục đà giảm theo các năm. Năm 2023, con số này rơi vào mức 0,72. Số lượng trẻ được sinh ra trong năm 2023 đã giảm gần 20.000 so với năm 2022. Theo tờ The Guardian, tỷ lệ sinh thấp đáng báo động hiện nay tại Hàn Quốc một phần là do phụ nữ cảm thấy việc sinh đẻ và chăm sóc con cái sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ.
Tận tuỵ, cống hiến thậm chí là vắt kiệt sức cho công việc đã giúp Hàn Quốc phát triển thần tốc và vươn lên thành một trong bốn con rồng châu Á nhưng những hệ luỵ mà nó gây ra cũng không hề nhỏ.
67 епізодів
Усі епізоди
×Ласкаво просимо до Player FM!
Player FM сканує Інтернет для отримання високоякісних подкастів, щоб ви могли насолоджуватися ними зараз. Це найкращий додаток для подкастів, який працює на Android, iPhone і веб-сторінці. Реєстрація для синхронізації підписок між пристроями.