Artwork

Вміст надано France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь вміст подкастів, включаючи епізоди, графіку та описи подкастів, завантажується та надається безпосередньо компанією France Médias Monde and RFI Tiếng Việt або його партнером по платформі подкастів. Якщо ви вважаєте, що хтось використовує ваш захищений авторським правом твір без вашого дозволу, ви можете виконати процедуру, описану тут https://uk.player.fm/legal.
Player FM - додаток Podcast
Переходьте в офлайн за допомогою програми Player FM !

Dry January ở Pháp: Thử thách một tháng nhịn uống tại xứ sở rượu vang

9:19
 
Поширити
 

Manage episode 395914147 series 130291
Вміст надано France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь вміст подкастів, включаючи епізоди, графіку та описи подкастів, завантажується та надається безпосередньо компанією France Médias Monde and RFI Tiếng Việt або його партнером по платформі подкастів. Якщо ви вважаєте, що хтось використовує ваш захищений авторським правом твір без вашого дозволу, ви можете виконати процедуру, описану тут https://uk.player.fm/legal.

Tại Pháp, thử thách “Dry January”- “Tháng Một không uống rượu”, khuyến khích hạn chế tiêu thụ rượu, ngày càng được nhiều người hưởng ứng, nhờ các tác dụng đối với tinh thần và sức khỏe.

Bắt nguồn từ Anh Quốc, “Dry January” là ý tưởng của một người phụ nữ Anh, Emily Robinson. Vào năm 2012, với mục tiêu giảm cân và chăm sóc sức khỏe, cô tự đặt ra một thử thách : tham gia chạy semi-marathon (22 km). Thử thách này dẫn đến một thử thách khác : giảm lượng rượu tiêu thụ. Cuộc thi chạy diễn ra vào tháng Hai và cô quyết định ngừng uống rượu hoặc các đồ uống có cồn một tháng trước đó, tức là tháng Một. Sau khi hoàn thành cả hai thử thách này, cô nhận thấy thay đổi đáng kể về mặt thể chất và tinh thần, nên quyết định chia sẻ với mọi người, tham gia tổ chức Alcohol Change UK để truyền bá rộng rãi kinh nghiệm đó.

Tháng 1/2013 là đợt Dry January đầu tiên được phát động với hơn 4000 người “chính thức” đăng ký tham gia (vì có cả những người tham gia mà không đăng ký). Thử thách này dần lan rộng, được nhiều người hưởng ứng. Vào năm 2023, ước tính khoảng 17 triệu người tham gia thử thách này trên toàn thế giới: Úc, Áo, Đức, Bỉ, hay Hy Lạp...

Ở Pháp, phong trào “Tháng Một không uống rượu” được chính thức khởi xướng vào năm 2020. Theo một thăm dò, vào tháng đầu tiên của năm 2024, ước tính 30 % người Pháp tham gia vào thử thách này. Cô Solène Moreau là một trong số đó. Đây là năm thứ hai liên tiếp cô tham gia thử thách một tháng không uống rượu : “Vào năm ngoái, tôi nhận thấy sức khỏe được cải thiện khi ngừng uống rượu trong vòng một tháng. Tôi cũng giảm tiêu thụ đồ uống có cồn trong những tháng sau đó. Tôi đến nhà hàng mà không uống rượu, tham gia các buổi tụ họp sau giờ làm nhưng cũng không uống rượu. Có thể nói rằng có một kiểu hiệu ứng xã hội, khi một số đồng nghiệp và bạn bè tôi cũng giam gia và chúng tôi thường gửi tin nhắn để động viên nhau.”

Một nghiên cứu do đại học Sussex của Anh Quốc thực hiện vào năm 2019 chỉ ra rằng 71 % số người tham gia vào thử thách Tháng Một không uống rượu cho biết họ ngủ tốt hơn, 57 % nhận thấy khả năng tập trung đã được cải thiện, 88 % cho biết đã tiết kiệm được tiền vì không tiêu xài vào đồ uống có cồn”.

Trả lời RFI Tiếng Việt, bác sĩ Hervé Martini,tổng thư ký của hiệp hội Addiciton France, cho biết ngừng hoặc giảm tiêu thụ đồ uống có cồn có thể cải thiện sức khỏe, như “giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.”

Tại châu Âu, theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người từ 15 tuổi trở lên trung bình tiêu thụ khoảng 9,5 lít cồn nguyên chất mỗi năm, tương ứng với 190 lít bia, 80 lít rượu vang, hoặc 24 lít rượu mạnh. Pháp, được mệnh danh là xứ sở của rượu vang, là một trong những nước tiêu thụ đồ uống có cồn nhiều nhất châu Âu, khoảng 10,5 lít mỗi năm.

Đại diện của tổ chức Association Addiction France, ông Martini, lưu ý rằng “ở Pháp, người ta cần uống rượu để ăn kèm với fromage, với mẩu bánh mì ngon. Rượu được kết hợp với nhiều thứ. Hơn nữa, khuyến nghị uống 1 hoặc 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày để cải thiện sức khỏe là hoàn toàn không đúng. Đó là một “nghịch lý kiểu Pháp” và hoàn toàn bị bác bỏ trong các nghiên cứu khoa học quốc tế... Chính các chiêu bài tiếp thị rượu đã khiến mọi người tin vào điều này. Hơn nữa, tại Pháp, có một kiểu áp lực xã hội, khó có thể từ chối, chẳng hạn nếu không uống rượu, bạn sẽ bị hỏi là có bệnh không. Thử thách “Tháng Một không uống rượu” không chỉ nêu ra câu hỏi về tác động của rượu đối với sức khỏe, mà còn cho đặt ra vấn đề về áp lực xã hội đối với việc uống rượu khi tham gia vào một sự kiện nào đó. Hay khi hè đến, trời nóng nực, các loại quảng cáo về rượu được đưa ra để kích thích mọi người uống nhiều hơn. Các vấn đề này được nêu ra khai mào cho các cuộc trò chuyện, đặt ra câu hỏi ‘phải chăng xã hội thúc đẩy tiêu dùng đồ uống có cồn, tạo ra những định kiến về việc tiêu thụ rượu?”

Giớilobby ngăn cản giảm tiêu thụ rượu ?

Không chỉ xây dựng các chương trình tiếp thị, quảng cáo về rượu, đằng sau ngành công nghiệp đồ uống có cồn này, các nhà vận động hành lang hoạt động tích cực và bị cáo buộc “vận động” chính phủ Pháp giữ “im lặng” về các chiến dịch khuyến khích giảm tiêu thụ rượu. Hồi giữa tháng 12/2023, khoảng 48 bác sĩ và các chuyên gia y tế đã đệ trình một kiến nghị lên bộ Y Tế Pháp, kêu gọi đưa ra chính sách ủng hộ sáng kiến Dry January. Ngày 03/01, họ đã nhắc lại lời kêu gọi này, nhưng cho đến nay vẫn không có kết quả gì.

Bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp Marc Fesneau, phụ trách về các vấn đề liên quan đến sản xuất rượu vang, đã nhanh chóng bày tỏ thái độ không ủng hộ và giải thích trên đài France Inter rằng “chỉ nên khuyến cáo tiêu thụ có chừng mực thay vì cấm, ngừng uống rượu”. Với việc chính phủ miễn cưỡng hạn chế tiêu thụ rượu, một trong những cố vấn của bộ Nông Nghiệp khi trả lời kênh truyền hình BFM đã lập luận rằng “ở Pháp, với nền ẩm thực lâu đời, chúng tôi phải cẩn thận để không bêu xấu truyền thống Pháp”. Liên quan đến thử thách Dry January, cựu bộ trưởng Y Tế Aurélien Rousseau cho rằng “không thể nói với người Pháp làm sao sống được trong vòng một tháng”, mà không uống rượu.

Một truyền thống uống rượu mà chính tổng thống Pháp là người bảo vệ mạnh mẽ nhất. Người dân Pháp chắc hẳn còn nhớ đến một video loan tải trên mạng xã hội cho thấy ông Macron uống một hơi cạn chai bia sau một trận đấu bóng bầu dục ở Toulouse. Kể từ khi trở thành chủ nhân điện Élysée, Emmanuel Macron đã nhiều lần bị cáo buộc có quan hệ mờ ám với ngành công nghiệp rượu vang Pháp, với doanh thu 12 tỷ euro mỗi năm.

Trong chương trình Envoyé Spécial trên kênh France 2, cựu bộ trưởng Y Tế Pháp Agnès Buzyn đã bày tỏ sự bất lực khi không thể quảng bá rộng rãi các chiến dịch giảm tiêu thụ đồ uống có cồn, vì có nhiều “làn gió thổi ngược”, ngăn cản các chiến dịch hạn chế tiêu thụ rượu của chính phủ. Bà giải thích rằng những lý do được đưa ra là vì “ủng hộ cho nông nghiệp, nghề trồng nho”, và đặc biệt là “vì tổng thống Pháp đã bổ nhiệm một nhà vận động hành lang trong ngành rượu, chủ công ty Vin & Société, làm cố vấn nông nghiệp”. Hơn nữa, rượu vang được coi là một “hàng xuất khẩu” mang lại giá trị lớn, là hình ảnh của nước Pháp, vận động hạn chế tiêu thụ rượu chẳng khác nào “không tôn trọng văn hóa Pháp”.

Trước những lý do trên, các hiệp hội kêu gọi hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn như Addiction France, nhấn mạnh họ không chống ngành nông nghiệp hay việc làm của nông dân, hoặc kêu gọi cấm, mà chỉ muốn truyền tải rộng rãi những rủi ro đến từ rượu. Ông Hervé Martini giải thích : Trong khoản chi phí xã hội hơn 100 tỷ đô la, được nêu ra trong báo cáo của một nhà kinh tế học, chi phí cho sức khỏe liên quan đến rượu cao hơn nhiều so với những lợi nhuận về thuế thu được từ ngành công nghiệp rượu. Tôi cũng xin nhắc lại là hơn 40 000 người tử vong hàng năm vì tiêu thụ rượu. Đây là những con số rất đáng lưu tâm. Tôi cho rằng cần phải tăng cường giám sát luật quảng cáo về rượu… ngăn cản trẻ vị thành niên tiếp cận rượu một cách dễ dàng. Mục đích trên hết là để phòng ngừa, giảm bớt gánh nặng tài chính một cách hiệu quả.”

Sự phát triển của thị trường rượu không cồn ?

Trên thực tế, người Pháp đã giảm tiêu thụ rượu từ nhiều năm trở lại đây, theo một báo cáo của Viện Thống Kê và Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Gia Pháp (Insee), từ năm 1960-2022. Các số liệu cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ không còn “thú vui uống rượu”. Theo một báo cáo khác, tại Pháp, doanh số bán đồ uống không cồn tăng 5,5% về số lượng từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023, trong khi doanh số bán đồ uống có cồn (không bao gồm rượu vang) giảm 2,5% so với cùng kỳ. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp rượu không cồn, đặc biệt là bia không cồn, hiện được cho là đang thống lĩnh thị trường. Trang mạng chuyên về kinh tế của Pháp Capital cho biết, trong bối cảnh mức tiêu thụ bia nói chung giảm 4,7% trong 8 tháng đầu năm 2023 do lạm phát và giá thủy tinh tăng, bia không cồn là phân khúc tăng trưởng duy nhất trong danh mục này (+15,3%).

Nhiều thương hiệu đồ uống không cồn khác cũng ra đời, như Osco, chuyên sản xuất đồ uống khai vị apéritif không cồn. Đồng sáng lập viên của Osco, Laura Falque, từng làm việc trong doanh nghiệp buôn bán rượu mạnh, cho biết “khi chứng kiến sự thay đổi về tiêu dùng” trong ngành này, cô đã cùng với một người bạn lập ra thương hiệu Osco. Cô giải thích với RFI Tiếng Việt : “Theo đánh giá của chúng tôi, khi mọi người không uống rượu, thường có các đồ uống khác là đồ ngọt hoặc vị nhân tạo, không còn vị của rượu hay rượu mạnh ‘spiritueux’, nhưng như vậy thì sẽ mất đi sự phong phú, giá trị của các loại rượu mạnh hay rượu vang. (Loại rượu không cồn) mà chúng tôi sản xuất giúp khám phá lại hương vị mạnh của rượu, từng là một giá trị lâu đời của những vùng nông thôn. Cách sản xuất rượu cũng rất quan trọng, đó là những điều mà chúng tôi muốn mang lại cho thị trường rượu không cồn”. Được thành lập cách nay hai năm, hiện Osco đã phát triển ra hai loại đồ uống không cồn, với cách chế biến cổ truyền, khử cồn từ nước nho, ngăn cản quá trình lên men, khiến đồ uống hoàn toàn không có cồn.

Thủ đô Paris vốn nổi tiếng với các “cave à vin”, những cửa hàng chuyên bán các loại rượu, thì nay xuất hiện thêm các cửa hàng bán rượu với nồng độ cồn 0 %, như trường hợp của quán bar Déjà Bu” tại quận 11. Trả lời RFI Tiếng Việt, chủ quán, cô Sarah Missaoui, giải thích “déjà bu” có nghĩa là đã uống, với cách phát âm gần giống như “déjà-vu” (đã thấy), một cách chơi chữ để nói về những đồ uống giống với rượu nhưng không phải là rượu. Liệu mọi người đã từng nhìn thấy các loại rượu không cồn và đã từng uống chúng hay chưa ? Đây cũng được xem là một địa chỉ được những người tham gia thử thách Tháng Một không uống rượu chú ý đến, như nhận xét của cô Solène. Cô cho biết, khi thực hiện thử thách này vào năm ngoái, cô ít ra ngoài hơn, ít đi nhà hàng hơn, và đúng là tuân thủ một tháng không uống rượu một cách nghiêm ngặt, nhưng năm nay, cô muốn thử các loại rượu ‘không cồn’, để “khiến trải nghiệm này dễ dàng hơn”, nhất là vẫn “tạo không khí tiệc tùng như khi có rượu bình thường”.

Đối với chủ Déjà Bu, Tháng Một không uống rượu đúng là một cơ hội để quán bar của cô được biết đến rộng rãi, nhưng Sarah cho rằng vẫn thích có một cuộc trò chuyện chân thành với khách hàng của mình. Cô nói thêm: “ Nếu tất cả mọi người đều tham gia thử thách Dry January, phải chăng đây là dịp để hỏi mọi người mỗi lần uống một cốc rượu ở trong đó hay vì lý do khác. Nhiều người nhận ra rằng họ uống rượu để giao lưu, làm như tất cả mọi người. Nhưng nếu họ có lựa chọn, uống một loại đồ uống cân bằng, tốt cho sức khỏe, không quá ngọt, họ có thể dễ ng chọn uống đồ không cồn. Đặc biệt là với loại bia không cồn, mọi người có thể dễ dàng tìm thấy mọi nơi, trong quán ăn hay trong các siêu thị. Trong dịp Dry January này, công việc của tôi đó là làm sao để thuyết phục mọi người có thêm lựa chọn về các loại đồ uống không cồn, không chỉ trong tháng Một, mà trong cả năm”.

Được mở ra vào đầu năm 2023, quán bar Déjà Bu có menu đồ uống đa dạng và và tất cả với nồng độ cồn là 0%, từ nước uống, bia, cho đến rượu vang, thậm chí là champagne không cồn. Cô Sarah có tham vọng phát triển thêm nhiều chi nhánh khác, thậm chí là xuất khẩu các loại rượu không cồn của Pháp ra thế giới.

  continue reading

67 епізодів

Artwork
iconПоширити
 
Manage episode 395914147 series 130291
Вміст надано France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь вміст подкастів, включаючи епізоди, графіку та описи подкастів, завантажується та надається безпосередньо компанією France Médias Monde and RFI Tiếng Việt або його партнером по платформі подкастів. Якщо ви вважаєте, що хтось використовує ваш захищений авторським правом твір без вашого дозволу, ви можете виконати процедуру, описану тут https://uk.player.fm/legal.

Tại Pháp, thử thách “Dry January”- “Tháng Một không uống rượu”, khuyến khích hạn chế tiêu thụ rượu, ngày càng được nhiều người hưởng ứng, nhờ các tác dụng đối với tinh thần và sức khỏe.

Bắt nguồn từ Anh Quốc, “Dry January” là ý tưởng của một người phụ nữ Anh, Emily Robinson. Vào năm 2012, với mục tiêu giảm cân và chăm sóc sức khỏe, cô tự đặt ra một thử thách : tham gia chạy semi-marathon (22 km). Thử thách này dẫn đến một thử thách khác : giảm lượng rượu tiêu thụ. Cuộc thi chạy diễn ra vào tháng Hai và cô quyết định ngừng uống rượu hoặc các đồ uống có cồn một tháng trước đó, tức là tháng Một. Sau khi hoàn thành cả hai thử thách này, cô nhận thấy thay đổi đáng kể về mặt thể chất và tinh thần, nên quyết định chia sẻ với mọi người, tham gia tổ chức Alcohol Change UK để truyền bá rộng rãi kinh nghiệm đó.

Tháng 1/2013 là đợt Dry January đầu tiên được phát động với hơn 4000 người “chính thức” đăng ký tham gia (vì có cả những người tham gia mà không đăng ký). Thử thách này dần lan rộng, được nhiều người hưởng ứng. Vào năm 2023, ước tính khoảng 17 triệu người tham gia thử thách này trên toàn thế giới: Úc, Áo, Đức, Bỉ, hay Hy Lạp...

Ở Pháp, phong trào “Tháng Một không uống rượu” được chính thức khởi xướng vào năm 2020. Theo một thăm dò, vào tháng đầu tiên của năm 2024, ước tính 30 % người Pháp tham gia vào thử thách này. Cô Solène Moreau là một trong số đó. Đây là năm thứ hai liên tiếp cô tham gia thử thách một tháng không uống rượu : “Vào năm ngoái, tôi nhận thấy sức khỏe được cải thiện khi ngừng uống rượu trong vòng một tháng. Tôi cũng giảm tiêu thụ đồ uống có cồn trong những tháng sau đó. Tôi đến nhà hàng mà không uống rượu, tham gia các buổi tụ họp sau giờ làm nhưng cũng không uống rượu. Có thể nói rằng có một kiểu hiệu ứng xã hội, khi một số đồng nghiệp và bạn bè tôi cũng giam gia và chúng tôi thường gửi tin nhắn để động viên nhau.”

Một nghiên cứu do đại học Sussex của Anh Quốc thực hiện vào năm 2019 chỉ ra rằng 71 % số người tham gia vào thử thách Tháng Một không uống rượu cho biết họ ngủ tốt hơn, 57 % nhận thấy khả năng tập trung đã được cải thiện, 88 % cho biết đã tiết kiệm được tiền vì không tiêu xài vào đồ uống có cồn”.

Trả lời RFI Tiếng Việt, bác sĩ Hervé Martini,tổng thư ký của hiệp hội Addiciton France, cho biết ngừng hoặc giảm tiêu thụ đồ uống có cồn có thể cải thiện sức khỏe, như “giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.”

Tại châu Âu, theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người từ 15 tuổi trở lên trung bình tiêu thụ khoảng 9,5 lít cồn nguyên chất mỗi năm, tương ứng với 190 lít bia, 80 lít rượu vang, hoặc 24 lít rượu mạnh. Pháp, được mệnh danh là xứ sở của rượu vang, là một trong những nước tiêu thụ đồ uống có cồn nhiều nhất châu Âu, khoảng 10,5 lít mỗi năm.

Đại diện của tổ chức Association Addiction France, ông Martini, lưu ý rằng “ở Pháp, người ta cần uống rượu để ăn kèm với fromage, với mẩu bánh mì ngon. Rượu được kết hợp với nhiều thứ. Hơn nữa, khuyến nghị uống 1 hoặc 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày để cải thiện sức khỏe là hoàn toàn không đúng. Đó là một “nghịch lý kiểu Pháp” và hoàn toàn bị bác bỏ trong các nghiên cứu khoa học quốc tế... Chính các chiêu bài tiếp thị rượu đã khiến mọi người tin vào điều này. Hơn nữa, tại Pháp, có một kiểu áp lực xã hội, khó có thể từ chối, chẳng hạn nếu không uống rượu, bạn sẽ bị hỏi là có bệnh không. Thử thách “Tháng Một không uống rượu” không chỉ nêu ra câu hỏi về tác động của rượu đối với sức khỏe, mà còn cho đặt ra vấn đề về áp lực xã hội đối với việc uống rượu khi tham gia vào một sự kiện nào đó. Hay khi hè đến, trời nóng nực, các loại quảng cáo về rượu được đưa ra để kích thích mọi người uống nhiều hơn. Các vấn đề này được nêu ra khai mào cho các cuộc trò chuyện, đặt ra câu hỏi ‘phải chăng xã hội thúc đẩy tiêu dùng đồ uống có cồn, tạo ra những định kiến về việc tiêu thụ rượu?”

Giớilobby ngăn cản giảm tiêu thụ rượu ?

Không chỉ xây dựng các chương trình tiếp thị, quảng cáo về rượu, đằng sau ngành công nghiệp đồ uống có cồn này, các nhà vận động hành lang hoạt động tích cực và bị cáo buộc “vận động” chính phủ Pháp giữ “im lặng” về các chiến dịch khuyến khích giảm tiêu thụ rượu. Hồi giữa tháng 12/2023, khoảng 48 bác sĩ và các chuyên gia y tế đã đệ trình một kiến nghị lên bộ Y Tế Pháp, kêu gọi đưa ra chính sách ủng hộ sáng kiến Dry January. Ngày 03/01, họ đã nhắc lại lời kêu gọi này, nhưng cho đến nay vẫn không có kết quả gì.

Bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp Marc Fesneau, phụ trách về các vấn đề liên quan đến sản xuất rượu vang, đã nhanh chóng bày tỏ thái độ không ủng hộ và giải thích trên đài France Inter rằng “chỉ nên khuyến cáo tiêu thụ có chừng mực thay vì cấm, ngừng uống rượu”. Với việc chính phủ miễn cưỡng hạn chế tiêu thụ rượu, một trong những cố vấn của bộ Nông Nghiệp khi trả lời kênh truyền hình BFM đã lập luận rằng “ở Pháp, với nền ẩm thực lâu đời, chúng tôi phải cẩn thận để không bêu xấu truyền thống Pháp”. Liên quan đến thử thách Dry January, cựu bộ trưởng Y Tế Aurélien Rousseau cho rằng “không thể nói với người Pháp làm sao sống được trong vòng một tháng”, mà không uống rượu.

Một truyền thống uống rượu mà chính tổng thống Pháp là người bảo vệ mạnh mẽ nhất. Người dân Pháp chắc hẳn còn nhớ đến một video loan tải trên mạng xã hội cho thấy ông Macron uống một hơi cạn chai bia sau một trận đấu bóng bầu dục ở Toulouse. Kể từ khi trở thành chủ nhân điện Élysée, Emmanuel Macron đã nhiều lần bị cáo buộc có quan hệ mờ ám với ngành công nghiệp rượu vang Pháp, với doanh thu 12 tỷ euro mỗi năm.

Trong chương trình Envoyé Spécial trên kênh France 2, cựu bộ trưởng Y Tế Pháp Agnès Buzyn đã bày tỏ sự bất lực khi không thể quảng bá rộng rãi các chiến dịch giảm tiêu thụ đồ uống có cồn, vì có nhiều “làn gió thổi ngược”, ngăn cản các chiến dịch hạn chế tiêu thụ rượu của chính phủ. Bà giải thích rằng những lý do được đưa ra là vì “ủng hộ cho nông nghiệp, nghề trồng nho”, và đặc biệt là “vì tổng thống Pháp đã bổ nhiệm một nhà vận động hành lang trong ngành rượu, chủ công ty Vin & Société, làm cố vấn nông nghiệp”. Hơn nữa, rượu vang được coi là một “hàng xuất khẩu” mang lại giá trị lớn, là hình ảnh của nước Pháp, vận động hạn chế tiêu thụ rượu chẳng khác nào “không tôn trọng văn hóa Pháp”.

Trước những lý do trên, các hiệp hội kêu gọi hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn như Addiction France, nhấn mạnh họ không chống ngành nông nghiệp hay việc làm của nông dân, hoặc kêu gọi cấm, mà chỉ muốn truyền tải rộng rãi những rủi ro đến từ rượu. Ông Hervé Martini giải thích : Trong khoản chi phí xã hội hơn 100 tỷ đô la, được nêu ra trong báo cáo của một nhà kinh tế học, chi phí cho sức khỏe liên quan đến rượu cao hơn nhiều so với những lợi nhuận về thuế thu được từ ngành công nghiệp rượu. Tôi cũng xin nhắc lại là hơn 40 000 người tử vong hàng năm vì tiêu thụ rượu. Đây là những con số rất đáng lưu tâm. Tôi cho rằng cần phải tăng cường giám sát luật quảng cáo về rượu… ngăn cản trẻ vị thành niên tiếp cận rượu một cách dễ dàng. Mục đích trên hết là để phòng ngừa, giảm bớt gánh nặng tài chính một cách hiệu quả.”

Sự phát triển của thị trường rượu không cồn ?

Trên thực tế, người Pháp đã giảm tiêu thụ rượu từ nhiều năm trở lại đây, theo một báo cáo của Viện Thống Kê và Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Gia Pháp (Insee), từ năm 1960-2022. Các số liệu cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ không còn “thú vui uống rượu”. Theo một báo cáo khác, tại Pháp, doanh số bán đồ uống không cồn tăng 5,5% về số lượng từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023, trong khi doanh số bán đồ uống có cồn (không bao gồm rượu vang) giảm 2,5% so với cùng kỳ. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp rượu không cồn, đặc biệt là bia không cồn, hiện được cho là đang thống lĩnh thị trường. Trang mạng chuyên về kinh tế của Pháp Capital cho biết, trong bối cảnh mức tiêu thụ bia nói chung giảm 4,7% trong 8 tháng đầu năm 2023 do lạm phát và giá thủy tinh tăng, bia không cồn là phân khúc tăng trưởng duy nhất trong danh mục này (+15,3%).

Nhiều thương hiệu đồ uống không cồn khác cũng ra đời, như Osco, chuyên sản xuất đồ uống khai vị apéritif không cồn. Đồng sáng lập viên của Osco, Laura Falque, từng làm việc trong doanh nghiệp buôn bán rượu mạnh, cho biết “khi chứng kiến sự thay đổi về tiêu dùng” trong ngành này, cô đã cùng với một người bạn lập ra thương hiệu Osco. Cô giải thích với RFI Tiếng Việt : “Theo đánh giá của chúng tôi, khi mọi người không uống rượu, thường có các đồ uống khác là đồ ngọt hoặc vị nhân tạo, không còn vị của rượu hay rượu mạnh ‘spiritueux’, nhưng như vậy thì sẽ mất đi sự phong phú, giá trị của các loại rượu mạnh hay rượu vang. (Loại rượu không cồn) mà chúng tôi sản xuất giúp khám phá lại hương vị mạnh của rượu, từng là một giá trị lâu đời của những vùng nông thôn. Cách sản xuất rượu cũng rất quan trọng, đó là những điều mà chúng tôi muốn mang lại cho thị trường rượu không cồn”. Được thành lập cách nay hai năm, hiện Osco đã phát triển ra hai loại đồ uống không cồn, với cách chế biến cổ truyền, khử cồn từ nước nho, ngăn cản quá trình lên men, khiến đồ uống hoàn toàn không có cồn.

Thủ đô Paris vốn nổi tiếng với các “cave à vin”, những cửa hàng chuyên bán các loại rượu, thì nay xuất hiện thêm các cửa hàng bán rượu với nồng độ cồn 0 %, như trường hợp của quán bar Déjà Bu” tại quận 11. Trả lời RFI Tiếng Việt, chủ quán, cô Sarah Missaoui, giải thích “déjà bu” có nghĩa là đã uống, với cách phát âm gần giống như “déjà-vu” (đã thấy), một cách chơi chữ để nói về những đồ uống giống với rượu nhưng không phải là rượu. Liệu mọi người đã từng nhìn thấy các loại rượu không cồn và đã từng uống chúng hay chưa ? Đây cũng được xem là một địa chỉ được những người tham gia thử thách Tháng Một không uống rượu chú ý đến, như nhận xét của cô Solène. Cô cho biết, khi thực hiện thử thách này vào năm ngoái, cô ít ra ngoài hơn, ít đi nhà hàng hơn, và đúng là tuân thủ một tháng không uống rượu một cách nghiêm ngặt, nhưng năm nay, cô muốn thử các loại rượu ‘không cồn’, để “khiến trải nghiệm này dễ dàng hơn”, nhất là vẫn “tạo không khí tiệc tùng như khi có rượu bình thường”.

Đối với chủ Déjà Bu, Tháng Một không uống rượu đúng là một cơ hội để quán bar của cô được biết đến rộng rãi, nhưng Sarah cho rằng vẫn thích có một cuộc trò chuyện chân thành với khách hàng của mình. Cô nói thêm: “ Nếu tất cả mọi người đều tham gia thử thách Dry January, phải chăng đây là dịp để hỏi mọi người mỗi lần uống một cốc rượu ở trong đó hay vì lý do khác. Nhiều người nhận ra rằng họ uống rượu để giao lưu, làm như tất cả mọi người. Nhưng nếu họ có lựa chọn, uống một loại đồ uống cân bằng, tốt cho sức khỏe, không quá ngọt, họ có thể dễ ng chọn uống đồ không cồn. Đặc biệt là với loại bia không cồn, mọi người có thể dễ dàng tìm thấy mọi nơi, trong quán ăn hay trong các siêu thị. Trong dịp Dry January này, công việc của tôi đó là làm sao để thuyết phục mọi người có thêm lựa chọn về các loại đồ uống không cồn, không chỉ trong tháng Một, mà trong cả năm”.

Được mở ra vào đầu năm 2023, quán bar Déjà Bu có menu đồ uống đa dạng và và tất cả với nồng độ cồn là 0%, từ nước uống, bia, cho đến rượu vang, thậm chí là champagne không cồn. Cô Sarah có tham vọng phát triển thêm nhiều chi nhánh khác, thậm chí là xuất khẩu các loại rượu không cồn của Pháp ra thế giới.

  continue reading

67 епізодів

Усі епізоди

×
 
Loading …

Ласкаво просимо до Player FM!

Player FM сканує Інтернет для отримання високоякісних подкастів, щоб ви могли насолоджуватися ними зараз. Це найкращий додаток для подкастів, який працює на Android, iPhone і веб-сторінці. Реєстрація для синхронізації підписок між пристроями.

 

Короткий довідник