Переходьте в офлайн за допомогою програми Player FM !
Việt Nam: Xuất bản sách đầu tiên về Du lịch Đông Dương xưa
Manage episode 450327986 series 130290
Không chỉ bây giờ, mà ngay từ thời Pháp thuộc, Đông Dương đã thu hút nhiều du khách Pháp và phương Tây nói chung. Chính quyền thuộc địa Pháp ngay từ đầu thế kỷ 20 đã tích cực quảng bá cho du lịch Đông Dương với nhiều cuốn sách được xuất bản vào thời ấy.
"Du lịch Đông Dương xưa" cũng chính là tựa đề của một cuốn sách vừa ra mắt độc giả Việt Nam đầu tháng 10 vừa qua, do nhà xuất bản Dân Trí phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 phát hành. Biên tập chính của nhóm biên tập cuốn sách này là ông Trần Hữu Phúc Tiến, tác giả của một số quyển sách về Sài Gòn xưa, cũng như về các di sản kiến trúc của Pháp ở Việt Nam.
Trả lời RFI Việt ngữ tại Paris ngày 28/09/2024, nhân dịp ông đến thủ đô Pháp để giới thiệu cuốn sách “Du lịch Đông Dương xưa”, tác giả Phúc Tiến cho biết:
“Tôi có thể nói là đến bây giờ, chữ Indochine, Indochina, Đông Dương đang trở lại, hay nói cách khác, đang có một hiện tượng là rất nhiều người, cả già lẫn trẻ, muốn tìm hiểu về thời kỳ trước 1945. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm có đến 9, 10 quyển sách viết về Đông Dương, hoặc dịch, giới thiệu những hoạt động rất phong phú, không chỉ là về cuộc chiến, về kiến trúc, văn hóa, mà còn có những ký sự, những câu chuyện về những nhân vật người Pháp, cũng như người Việt.
Khi tham gia biên soạn sách để tìm hiểu về lịch sử, tôi thấy mảng du lịch là một mảng rất là hay. Khi viết quyển sách này, tôi có nói là chúng ta cùng “đi phượt” về miền quá khứ. Chúng ta đi thăm những điểm du lịch quen thuộc như Đà Lạt, Sapa, Đồ Sơn hay các thành phố lớn, chúng ta có biết rằng những nơi ấy được hình thành như thế nào không? Qua cuốn sách này, chúng tôi đưa bạn đọc tìm lại cội nguồn của những địa điểm du lịch đó, những nơi đó được hình thành ra sao, và trong đó có cả công sức của người Pháp lẫn người Việt.
Đây là một công trình tập thể, chúng tôi cộng tác với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tại Hà Nội. Tôi là người biên soạn chính, cùng với hai bạn Bùi Hệ và Hoàng Hằng tham gia tìm kiếm tư liệu và dịch thuật. Cũng xin nói rõ là do khuôn khổ đầu tiên nên lần xuất bản này chỉ có tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi đã bàn là sẽ có một bản tiếng Pháp để phục vụ bạn đọc Pháp.
Theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến, ngay từ đầu người Pháp đã chú ý đến 3 địa điểm du lịch mà họ xem là hàng đầu ở Đông Dương:
“Tư liệu đầu tiên mà tôi rất vui khi tìm được, đó là một ấn phẩm giới thiệu về du lịch Đông Dương năm 1911, có nghĩa là đầu thế kỷ 20, của Hội Du lịch Pháp Touring Club de France, trong đó họ nêu ngay ba địa điểm mà họ coi là số một để du lịch khi đến Đông Dương:Vịnh Hạ Long, Angkor và Huế.
Như vậy là trong ba nước Đông Dương thì đã có hai địa điểm là ở Việt Nam, một là du lịch thiên nhiên. Cuối thế kỷ 20 Vịnh Hạ Long mới được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nhưng ngay từ đầu, người Pháp đã quảng bá cho Vịnh Hạ Long tuyệt vời như thế nào.
Cũng như Angkor, trên thế giới ai cũng biết công sức của những nhà khảo cổ Pháp là những người đầu tiên khám phá ra Angkor. Đó là cung điện trong rừng, đã bị bỏ qua và khi người ta khám phá, thì người ta đã quảng bá nó, trân trọng nó, giữ gìn nó.
Thứ ba là Huế. Phải nói chúng ta rất tự hào là có một kinh thành và nhiều điểm du lịch khác.
Cuốn sách "Du lịch Đông Dương xưa" còn nêu bật công lao của người Pháp khai phá những địa điểm du lịch mà cho tới nay vẫn thu hút nhiều du khách trong vào ngoài nước, theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến:
"Trước nhất là về những địa điểm du lịch thiên nhiên. Phải nói là người Pháp có công mở đường để làm những địa điểm du lịch ở vùng sâu, vùng xa. Bây giờ chúng ta đi rất là dễ dàng, nhưng ngày xưa thì không có. Ngay cả hai nơi mà chúng ta tưởng đi rất dễ dàng là Đồ Sơn, Hải Phòng và Sầm Sơn, Thanh Hóa là hai bãi biển đẹp, thì cũng không phải là có đường đến dễ dàng như bây giờ. Hoặc là Cam Ranh. Cam Ranh là do một ông quý tộc đến đây, thấy nó hay và phát triển nó lên.
Cả Bà Nà cũng vậy, thâm sơn cùng cốc, có thể nói là dưới con mắt của một cường quốc công nghiệp, họ đã khám phá. Đầu tiên, người Pháp sử dụng những nơi này, ví dụ như sanatorium, những khu nghỉ dưỡng trên núi cao, cho người Pháp tại chỗ. Nhưng sau đó, họ thấy rằng người địa phương vẫn có thể tham gia.
Cuốn sách "Du lịch Đông Dương xưa" cũng cho thấy là sau khi đã khai phá những địa điểm du lịch ở Đông Dương, người Pháp đã tích cực quảng bá du lịch Đông Dương ra khắp thế giới và tổ chức các tour bằng đường hàng không, đường biển. Trong những nỗ lực còn có sự đóng góp của người Việt Nam thời ấy:
" Người Pháp đã thành lập Tổng cục Du lịch Đông Dương vào cuối những năm 1920 đầu những năm 1930, trụ sở đầu tiên là đặt ở tòa nhà 213 đường Catina, Sài Gòn. Rất tiếc tòa nhà rất đẹp này đã bị “xóa sổ” rồi. Sau đó có một thời gian trụ sở được đặt ở khách sạn Majestic. Tổng cục đó quảng bá du lịch của toàn Đông Dương ra khắp thế giới.
Trên thế giới hồi đó đã có máy bay, nên đã có những tuyến hàng không dừng tại Sài Gòn, Hà Nội để đưa khách đi tham quan những địa điểm du lịch đó. Đặc biệt là đường biển thì Sài Gòn đã nối với Marseille, Le Havre từ năm 1862-63.
Giữa hai cuộc thế chiến thì Âu-Mỹ có một thời kỳ gọi là “vàng son”. Sau thảm họa chiến tranh thứ nhất, họ thấy cần phải an dưỡng, tránh những suy nghĩ căng thẳng, nên họ đi du lịch, mà lúc đó kinh tế Âu Mỹ đang phát triển và kinh tế Đông Dương cũng phát triển. Họ đã tổ chức các tour, kể cả đường bay. Đường bay Sài Gòn - Paris, nối với Hà Nội, với Batavia của Indonesia, đã có từ thập niên 1930. Trong tour hàng hải đã có một tour gọi là grand tour, đi du thuyền qua các thành phố, các cảng thị châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có dừng chân ở Sài Gòn.
Ngay từ năm 1929, người Pháp đã tổ chức một tour thủy phi cơ từ Sài Gòn ngay ở Bến Bạch Đằng, bay sang Angkor, Siem Reap, Cam Bốt, sau đó tham quan Angkor, rồi bay về chỉ trong một ngày.
Trong cuốn sách này chúng tôi chưa có thời gian, chưa đủ chương, để trình bày về công nghiệp du lịch mà người Pháp đã bắt đầu xây dựng ở Đông Dương trước 1945. Chúng tôi chỉ mới giới thiệu một số địa điểm du lịch thì đã thấy Pháp là một đất nước công nghiệp, là một chính quyền điều hành nền kinh tế thị trường phong phú và đa dạng, cũng như có sự đóng góp của Việt Nam.
Đặc biệt tôi muốn nhấn mạnh công sức của người Việt Nam rất là cảm động. Tôi tìm thấy những hình ảnh, đọc được những dòng viết về những con đường lên đến những vùng sâu, vùng xa, như Sapa, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Bà Nà, lúc đó chưa có đường cho xe chạy; họ phải làm từng bước. Trước khi có những con đường để xe hơi chạy, đã có những porteur là những phụ nữ Việt Nam khiêng kiệu vận chuyển du khách lên đó .
Hoặc là Côn Đảo, là một nhà tù, nhưng tuyệt đẹp và cầu tàu, cũng như những con đường ngày nay chúng ta hưởng thụ, đó chính là xương máu của những người tù”.
Theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến, mong muốn của nhóm biên tập "Du lịch Đông Dương xưa" là khuyến khích các hãng lữ hành khai thác hướng du lịch này:
“Chúng tôi đưa ra khái niệm “ Du lịch Đông Dương xưa” và chúng tôi hy vọng là các hãng lữ hành Việt Nam có thể dùng những tư liệu về Đông Dương xưa, để không những quảng bá cho du khách các nước Francophonie ( khối Pháp ngữ ) cũng như cho thế giới nói tiếng Anh, mà cho cả du khách Việt Nam. Chúng ta đến chỉ thấy Đà Lạt, Sapa đẹp, nhưng không biết quá khứ của những địa điểm đó là như thế nào thì thật là uổng.
Hồi đó có một ông địa chủ Nam Kỳ gốc Bạc Liêu, sau khi đi xe lửa từ Sài Gòn ra Hà Nội và đi chơi khắp miền bắc, đã viết một quyển hồi ký và tự xuất bản. Ông viết rằng, nhờ có con đường xe lửa Sài Gòn - Hà Nội mà bây giờ chúng ta mới hiểu biết quê hương nhiều hơn.
Cũng như cụ Phạm Quỳnh, là nhà báo, năm 1918 lần đầu tiên lên Sài Gòn, lúc chỉ mới 26 tuổi, đã thấy kinh ngạc về sự phát triển của Sài Gòn, về những cái mới mẻ so với miền bắc. Ông đã viết một câu cảm động: Chính người Việt Nam phải hiểu biết về quê hương mình hơn.
Bước qua thế kỷ 21 này, chúng ta có 100 triệu dân, chứ không còn là một nước nhỏ bé chỉ có 20 triệu dân như ngày xưa, nhu cầu tìm hiểu về đất nước, con người, văn hóa là một nhu cầu rất lớn."
73 епізодів
Manage episode 450327986 series 130290
Không chỉ bây giờ, mà ngay từ thời Pháp thuộc, Đông Dương đã thu hút nhiều du khách Pháp và phương Tây nói chung. Chính quyền thuộc địa Pháp ngay từ đầu thế kỷ 20 đã tích cực quảng bá cho du lịch Đông Dương với nhiều cuốn sách được xuất bản vào thời ấy.
"Du lịch Đông Dương xưa" cũng chính là tựa đề của một cuốn sách vừa ra mắt độc giả Việt Nam đầu tháng 10 vừa qua, do nhà xuất bản Dân Trí phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 phát hành. Biên tập chính của nhóm biên tập cuốn sách này là ông Trần Hữu Phúc Tiến, tác giả của một số quyển sách về Sài Gòn xưa, cũng như về các di sản kiến trúc của Pháp ở Việt Nam.
Trả lời RFI Việt ngữ tại Paris ngày 28/09/2024, nhân dịp ông đến thủ đô Pháp để giới thiệu cuốn sách “Du lịch Đông Dương xưa”, tác giả Phúc Tiến cho biết:
“Tôi có thể nói là đến bây giờ, chữ Indochine, Indochina, Đông Dương đang trở lại, hay nói cách khác, đang có một hiện tượng là rất nhiều người, cả già lẫn trẻ, muốn tìm hiểu về thời kỳ trước 1945. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm có đến 9, 10 quyển sách viết về Đông Dương, hoặc dịch, giới thiệu những hoạt động rất phong phú, không chỉ là về cuộc chiến, về kiến trúc, văn hóa, mà còn có những ký sự, những câu chuyện về những nhân vật người Pháp, cũng như người Việt.
Khi tham gia biên soạn sách để tìm hiểu về lịch sử, tôi thấy mảng du lịch là một mảng rất là hay. Khi viết quyển sách này, tôi có nói là chúng ta cùng “đi phượt” về miền quá khứ. Chúng ta đi thăm những điểm du lịch quen thuộc như Đà Lạt, Sapa, Đồ Sơn hay các thành phố lớn, chúng ta có biết rằng những nơi ấy được hình thành như thế nào không? Qua cuốn sách này, chúng tôi đưa bạn đọc tìm lại cội nguồn của những địa điểm du lịch đó, những nơi đó được hình thành ra sao, và trong đó có cả công sức của người Pháp lẫn người Việt.
Đây là một công trình tập thể, chúng tôi cộng tác với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tại Hà Nội. Tôi là người biên soạn chính, cùng với hai bạn Bùi Hệ và Hoàng Hằng tham gia tìm kiếm tư liệu và dịch thuật. Cũng xin nói rõ là do khuôn khổ đầu tiên nên lần xuất bản này chỉ có tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi đã bàn là sẽ có một bản tiếng Pháp để phục vụ bạn đọc Pháp.
Theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến, ngay từ đầu người Pháp đã chú ý đến 3 địa điểm du lịch mà họ xem là hàng đầu ở Đông Dương:
“Tư liệu đầu tiên mà tôi rất vui khi tìm được, đó là một ấn phẩm giới thiệu về du lịch Đông Dương năm 1911, có nghĩa là đầu thế kỷ 20, của Hội Du lịch Pháp Touring Club de France, trong đó họ nêu ngay ba địa điểm mà họ coi là số một để du lịch khi đến Đông Dương:Vịnh Hạ Long, Angkor và Huế.
Như vậy là trong ba nước Đông Dương thì đã có hai địa điểm là ở Việt Nam, một là du lịch thiên nhiên. Cuối thế kỷ 20 Vịnh Hạ Long mới được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nhưng ngay từ đầu, người Pháp đã quảng bá cho Vịnh Hạ Long tuyệt vời như thế nào.
Cũng như Angkor, trên thế giới ai cũng biết công sức của những nhà khảo cổ Pháp là những người đầu tiên khám phá ra Angkor. Đó là cung điện trong rừng, đã bị bỏ qua và khi người ta khám phá, thì người ta đã quảng bá nó, trân trọng nó, giữ gìn nó.
Thứ ba là Huế. Phải nói chúng ta rất tự hào là có một kinh thành và nhiều điểm du lịch khác.
Cuốn sách "Du lịch Đông Dương xưa" còn nêu bật công lao của người Pháp khai phá những địa điểm du lịch mà cho tới nay vẫn thu hút nhiều du khách trong vào ngoài nước, theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến:
"Trước nhất là về những địa điểm du lịch thiên nhiên. Phải nói là người Pháp có công mở đường để làm những địa điểm du lịch ở vùng sâu, vùng xa. Bây giờ chúng ta đi rất là dễ dàng, nhưng ngày xưa thì không có. Ngay cả hai nơi mà chúng ta tưởng đi rất dễ dàng là Đồ Sơn, Hải Phòng và Sầm Sơn, Thanh Hóa là hai bãi biển đẹp, thì cũng không phải là có đường đến dễ dàng như bây giờ. Hoặc là Cam Ranh. Cam Ranh là do một ông quý tộc đến đây, thấy nó hay và phát triển nó lên.
Cả Bà Nà cũng vậy, thâm sơn cùng cốc, có thể nói là dưới con mắt của một cường quốc công nghiệp, họ đã khám phá. Đầu tiên, người Pháp sử dụng những nơi này, ví dụ như sanatorium, những khu nghỉ dưỡng trên núi cao, cho người Pháp tại chỗ. Nhưng sau đó, họ thấy rằng người địa phương vẫn có thể tham gia.
Cuốn sách "Du lịch Đông Dương xưa" cũng cho thấy là sau khi đã khai phá những địa điểm du lịch ở Đông Dương, người Pháp đã tích cực quảng bá du lịch Đông Dương ra khắp thế giới và tổ chức các tour bằng đường hàng không, đường biển. Trong những nỗ lực còn có sự đóng góp của người Việt Nam thời ấy:
" Người Pháp đã thành lập Tổng cục Du lịch Đông Dương vào cuối những năm 1920 đầu những năm 1930, trụ sở đầu tiên là đặt ở tòa nhà 213 đường Catina, Sài Gòn. Rất tiếc tòa nhà rất đẹp này đã bị “xóa sổ” rồi. Sau đó có một thời gian trụ sở được đặt ở khách sạn Majestic. Tổng cục đó quảng bá du lịch của toàn Đông Dương ra khắp thế giới.
Trên thế giới hồi đó đã có máy bay, nên đã có những tuyến hàng không dừng tại Sài Gòn, Hà Nội để đưa khách đi tham quan những địa điểm du lịch đó. Đặc biệt là đường biển thì Sài Gòn đã nối với Marseille, Le Havre từ năm 1862-63.
Giữa hai cuộc thế chiến thì Âu-Mỹ có một thời kỳ gọi là “vàng son”. Sau thảm họa chiến tranh thứ nhất, họ thấy cần phải an dưỡng, tránh những suy nghĩ căng thẳng, nên họ đi du lịch, mà lúc đó kinh tế Âu Mỹ đang phát triển và kinh tế Đông Dương cũng phát triển. Họ đã tổ chức các tour, kể cả đường bay. Đường bay Sài Gòn - Paris, nối với Hà Nội, với Batavia của Indonesia, đã có từ thập niên 1930. Trong tour hàng hải đã có một tour gọi là grand tour, đi du thuyền qua các thành phố, các cảng thị châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có dừng chân ở Sài Gòn.
Ngay từ năm 1929, người Pháp đã tổ chức một tour thủy phi cơ từ Sài Gòn ngay ở Bến Bạch Đằng, bay sang Angkor, Siem Reap, Cam Bốt, sau đó tham quan Angkor, rồi bay về chỉ trong một ngày.
Trong cuốn sách này chúng tôi chưa có thời gian, chưa đủ chương, để trình bày về công nghiệp du lịch mà người Pháp đã bắt đầu xây dựng ở Đông Dương trước 1945. Chúng tôi chỉ mới giới thiệu một số địa điểm du lịch thì đã thấy Pháp là một đất nước công nghiệp, là một chính quyền điều hành nền kinh tế thị trường phong phú và đa dạng, cũng như có sự đóng góp của Việt Nam.
Đặc biệt tôi muốn nhấn mạnh công sức của người Việt Nam rất là cảm động. Tôi tìm thấy những hình ảnh, đọc được những dòng viết về những con đường lên đến những vùng sâu, vùng xa, như Sapa, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Bà Nà, lúc đó chưa có đường cho xe chạy; họ phải làm từng bước. Trước khi có những con đường để xe hơi chạy, đã có những porteur là những phụ nữ Việt Nam khiêng kiệu vận chuyển du khách lên đó .
Hoặc là Côn Đảo, là một nhà tù, nhưng tuyệt đẹp và cầu tàu, cũng như những con đường ngày nay chúng ta hưởng thụ, đó chính là xương máu của những người tù”.
Theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến, mong muốn của nhóm biên tập "Du lịch Đông Dương xưa" là khuyến khích các hãng lữ hành khai thác hướng du lịch này:
“Chúng tôi đưa ra khái niệm “ Du lịch Đông Dương xưa” và chúng tôi hy vọng là các hãng lữ hành Việt Nam có thể dùng những tư liệu về Đông Dương xưa, để không những quảng bá cho du khách các nước Francophonie ( khối Pháp ngữ ) cũng như cho thế giới nói tiếng Anh, mà cho cả du khách Việt Nam. Chúng ta đến chỉ thấy Đà Lạt, Sapa đẹp, nhưng không biết quá khứ của những địa điểm đó là như thế nào thì thật là uổng.
Hồi đó có một ông địa chủ Nam Kỳ gốc Bạc Liêu, sau khi đi xe lửa từ Sài Gòn ra Hà Nội và đi chơi khắp miền bắc, đã viết một quyển hồi ký và tự xuất bản. Ông viết rằng, nhờ có con đường xe lửa Sài Gòn - Hà Nội mà bây giờ chúng ta mới hiểu biết quê hương nhiều hơn.
Cũng như cụ Phạm Quỳnh, là nhà báo, năm 1918 lần đầu tiên lên Sài Gòn, lúc chỉ mới 26 tuổi, đã thấy kinh ngạc về sự phát triển của Sài Gòn, về những cái mới mẻ so với miền bắc. Ông đã viết một câu cảm động: Chính người Việt Nam phải hiểu biết về quê hương mình hơn.
Bước qua thế kỷ 21 này, chúng ta có 100 triệu dân, chứ không còn là một nước nhỏ bé chỉ có 20 triệu dân như ngày xưa, nhu cầu tìm hiểu về đất nước, con người, văn hóa là một nhu cầu rất lớn."
73 епізодів
Tüm bölümler
×Ласкаво просимо до Player FM!
Player FM сканує Інтернет для отримання високоякісних подкастів, щоб ви могли насолоджуватися ними зараз. Це найкращий додаток для подкастів, який працює на Android, iPhone і веб-сторінці. Реєстрація для синхронізації підписок між пристроями.