Переходьте в офлайн за допомогою програми Player FM !
Syria: Bachar Al-Assad bị lật đổ, bàn cờ Trung Đông bị "đảo lộn"
Manage episode 455143035 series 130288
Chế độ độc tài Bachar Al-Assad sụp đổ đẩy nhanh sự suy yếu ảnh hưởng của Nga và Iran tại Syria cũng như trong vùng Trung Đông. Sự kiện này khẳng định vai trò quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ và trong chừng mực nào đó là vị thế của Israel và Mỹ trong chiến thắng của phe nổi dậy.
Chỉ trong vòng 12 ngày, chế độ độc tài Al-Assad, tồn tại vững chắc trong suốt hơn nửa thế kỷ, đã sụp đổ nhanh chóng. Theo một số nhà quan sát, kết quả này không có gì đáng ngạc nhiên, mà đó là hệ quả của một quá trình xuống dốc bắt đầu từ năm 2011, thời điểm nổ ra cuộc cách mạng « Mùa Xuân Ả Rập ».
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa
Chế độ Bachar Al-Assad, bị suy yếu do các cuộc biểu tình, cũng như do số lượng đáng kể các nhóm Hồi giáo cực đoan hay ôn hòa và kể cả những nhóm vũ trang phi tôn giáo, đã có thể trụ được cho đến ngày nay là nhờ vào sự hậu thuẫn của Nga và Iran.
Bachar Al-Assad bị lật đổ cũng vì ông không còn được quân đội hậu thuẫn. Lực lượng trung thành với chế độ kêu gọi sĩ quan không chiến đấu và trong một động thái hiếm có, « bộ Tổng tham mưu ra thông cáo nói rằng chế độ Bachar Al-Assad đã kết thúc ».
Trên thực tế, đó là một đội quân yếu kém, trang bị tồi, không còn tinh thần chiến đấu, theo như phân tích từ nhà nghiên cứu về Syria, Fabrice Balanche, giảng viên trường đại học Lyon 2, trên làn sóng RFI : « Quân đội Syria đã kiệt quệ. Cộng đồng thiểu số Hồi giáo hệ phái Alawites, vốn dĩ là nguồn cung chính cho các lực lượng quân đội trung thành với chế độ, hiến binh và các đơn vị tinh nhuệ, cũng đã kiệt sức, họ không còn muốn chiến đấu nữa. Đã có quá nhiều thiệt hại nhân mạng. Có khoảng 1/3 số đàn ông của cộng đồng, trong độ tuổi từ 20-45, đã chết trong cuộc chiến này ».
Rồi nguồn hậu thuẫn từ Nga và Iran cũng bị suy giảm. Năm 2015, Nga can thiệp vào cuộc nội chiến Syria để bảo vệ đồng minh Bachar Al-Assad, trong bối cảnh chưa có xung đột Ukraina, Iran chưa « bị đánh gục » như hiện nay, và dải Gaza cũng chưa có biến cố 07/10. Ông Adel Bakawan, chuyên gia về Irak, trong chương trình Địa Chính Trị của RFI Pháp ngữ (08/12/2024), giải thích tiếp :
« Từ khi chiến tranh Ukraina nổ ra, theo ước tính, Nga đã điều sang Ukraina khoảng từ 75-80% lực lượng mà trước đây họ bố trí ở Syria. Khách quan mà nói, Nga đã ở vào thế không thể ứng cứu Bachar Al-Assad.
Chế độ Iran chưa bao giờ bị đe dọa cả từ bên trong lẫn bên ngoài như hiện nay. Ở trong nước là một làn sóng phản đối lớn, còn ở bên ngoài, Iran phải đối mặt với Israel và Hoa Kỳ. Và do vậy, Iran cũng không thể đến cứu Bachar Al-Assad.
Trục kháng chiến cũng vậy, ở Gaza, Hamas và nhóm Thánh chiến Hồi giáo thì bị san bằng, còn phe Hezbollah ở Liban đã bị tiêu diệt. Chẳng còn ai có thể đến cứu chế độ. "Ông vua đã bị lột trần » trước mắt phe nổi dậy. »
Sai lầm chiến lược của Nga
Trong con mắt nhiều nhà phân tích phương Tây, sự kiện chế độ độc tài Damas sụp đổ đã cho thấy thất bại chiến lược của Nga. Cựu sĩ quan quân đội Pháp, ông Guillaume Ancel, và cũng là một cây bút thời luận về chiến sự, trên kênh truyền hình TV5 Monde nhắc lại :
« Đây còn là một thất bại cho nước Nga của ông Vladimir Putin, bởi vì chính Nga đã hậu thuẫn Iran. Chính Nga hỗ trợ tất cả các nhóm vũ trang ủy nhiệm của Iran trong vùng Cận Đông. Điều chắc chắn là Nga đã châm ngòi cho cuộc tấn công khủng bố 07/10 chống Israel nhằm mở ra một mặt trận thứ hai để đánh lạc mục tiêu liên quan đến Ukraina, nhưng cuối cùng nước này cũng bị liên đới với hiệu ứng như một vụ nổ, bởi cuộc phản công bất ngờ này dẫn đến sụp đổ chế độ Damas. »
Một hệ quả khác, không kém phần quan trọng của việc ông Bachar Al-Assad bị lật đổ là Nga có nguy cơ mất hai căn cứ chiến lược tại Syria, cửa ngõ cho Nga mở ra vùng Địa Trung Hải và triển khai sức mạnh quân sự ra châu Phi : Căn cứ hải quân Tartous và căn cứ không quân Hmemmim. Mất hai căn cứ này cũng có nghĩa là Nga sẽ mất ảnh hưởng tại vùng Trung Đông. Giới quan sát cho rằng, đây còn là thất bại cay đắng của quân đội và nhất là tình báo Nga. Matxcơva lẽ ra phải dự đoán rằng Israel có nhiều khả năng tấn công Syria một khi thỏa thuận hưu chiến được ký kết với phe Hezbollah.
Thất bại của Trục kháng chiến
Nhưng có lẽ trong ván cờ này, bên thua nặng nhất là Iran. Ngay khi Cộng hòa Hồi giáo ra đời năm 1979, chế độ thần quyền Iran đã thắt chặt quan hệ với chế độ Assad, một phần cũng vì có chung một kẻ thù là Irak thời Saddam Hussein trong những năm 1990 và phần khác là sự gần gũi về tôn giáo giữa hai hệ phái Shia và Alawites.
Syria cũng như Irak là một trong những mắc xích quan trọng trong « Trục kháng chiến », một đại lộ để Teheran vận chuyển vũ khí chi viện cho phe Hezbollah Liban, và gây áp lực lên đối thủ lớn của mình là Israel. Việc Damas sụp đổ đã gây ra những hậu quả chiến lược to lớn, cản trở Iran cấp vũ khí cho Hezbollah, cực kỳ bị suy yếu sau các chiến dịch triệt hạ dàn lãnh đạo Hezbollah cùng với các cuộc không kích của Israel vào các cơ sở quân sự của Hezbollah trên lãnh thổ Libann cũng như tại Syria trong những tháng gần đây.
Tình huống này tước mất của Iran một công cụ để gây sức ép với Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời làm suy yếu Irak, một nút thắt khác trong « Trục Kháng chiến » của Iran. Trên làn sóng RFI, Pierre Razoux, giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược về Địa Trung Hải nhận định :
« Hiển nhiên, sự kiện này đã bẻ gãy "Trục Kháng chiến" do Teheran thiết lập. Trên thực tế, từ lâu những mắc xích yếu là Irak, Liban, giờ là Syria, vốn dĩ trước đây khá ổn định và tương đối vững mạnh. Iran kể từ giờ không thể tiếp cận trực tiếp Liban qua ngả đường bộ. Phe Hezbollah Liban hoàn toàn bị cô lập.
Vụ việc này cũng ảnh hưởng đến Irak. Tôi nghĩ rằng giới chức Irak hiện nay cảm thấy bị căng thẳng. Họ tự hỏi liệu sắp tới Irak có sẽ là mục tiêu tiếp theo vừa của phe thánh chiến, vừa của một liên minh giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út, sau khi đã làm sụp đổ chế độ Assad tại Syria ? »
Israel « cắt vòi bạch tuộc », Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định vị thế
Nếu như chiến thuật « cắt vòi bạch tuột » của Israel phần nào thành công, giới chuyên gia cũng nhận xét rằng tuy kẻ thù Bachar Al-Assad bị lật đổ, Israel có nguy cơ đối diện với một hiểm họa mới : Một chính quyền Hồi giáo cực đoan có thể hình thành ngay sát biên giới Israel.
Tuy reo hò thắng lợi trước đối thủ Iran, cùng lúc Israel cũng có những biện pháp phòng ngừa để bảo đảm rằng các lực lượng nổi dậy hay nhiều nhánh vũ trang cực đoan khác không thể tấn công trực tiếp Israel. Chuyên gia Pierre Razoux cho biết « quân đội và không quân Israel đã liên tục oanh tạc các trại lính và nhiều vị trí quân sự, đặc biệt là các đơn vị tinh nhuệ của Bachar Al-Assad, để bảo đảm rằng các thiết bị quân sự tối tân, do quân đội kiểm soát, không rơi vào tay kẻ xấu. »
Người vui mừng thắng lợi nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong chiến dịch phản công chớp nhoáng, Ankara có một vai trò quyết định, kiến tạo cho những gì diễn ra hiện nay. Với chiến dịch này, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được nhiều mục tiêu chiến lược : Đầu tiên hết là tạo ra một vùng đệm quân sự ở phía bắc Syria, chia cắt mối liên hệ giữa người Kurdistan Thổ Nhĩ Kỳ và Kurdistan Syria.
Bachar Al-Assad bị hạ bệ sẽ giúp hồi hương hàng triệu người tị nạn Syria trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, đây còn là một thông điệp rõ ràng gởi đến đối thủ cạnh tranh Iran nhằm khẳng định vai trò « không thể bỏ qua » của Thổ Nhĩ Kỳ trong tiến trình Astana để giải quyết xung đột tại Syria.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Fabrice Balanche lưu ý, « chính Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển những gì xảy ra tại Syria. Đây là chiến lược tân đế chế Ottoman mà Thổ Nhĩ Kỳ của ông Erdogan đã phát triển từ một chục năm qua. Chỉ có điều chiến lược này đoạn tuyệt một cách thô bạo với nguyên trạng ở Syria, với những thỏa thuận mà Thổ Nhĩ Kỳ ký kết với Nga và Iran. Tôi không chắc là Nga có thể giữ được hai căn cứ quân sự tại Syria, và nếu như vậy, ông Putin khó mà tha thứ cho Erdogan. »
Âm mưu của Mỹ và Israel ?
Dù vậy, giới quan sát cũng thận trọng đánh giá mọi việc chưa hoàn toàn ngã ngũ. Ý thức được những hạn chế hiện tại, Nga và Iran đã tỏ ra thực dụng, chấp nhận bỏ rơi chế độ Bachar Al-Assad. Thông tín viên của RFI tại Matxcơva, Anissa El-Jabri, trả lời đài truyền hình Pháp LCI cho biết, ngoài việc tỏ ra kín tiếng về biến cố này ở Syria, chính quyền Matxcơva trong những phát biểu chính thức có giọng điệu khá hòa dịu, không xem phe nổi dậy là những phần tử khủng bố như trước đây, mà gọi là « các chiến binh vũ trang » hay là « các phe phái đối lập khác nhau » tại Syria.
Pierre Razoux, giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Địa Trung Hải, cho rằng Matxcơva bỏ rơi Bachar Al-Assad là để Nga và Iran có thể dàn xếp, thương lượng với các nhà lãnh đạo mới ở Syria.
« Bởi vì chúng ta thấy rõ là phía Nga, điều cốt lõi là điện Kremlin muốn đàm phán với chính quyền mới tại Syria, bất kể là ai, về việc giữ Tartous và Hmemmis, hai căn cứ quân sự chính tại Syria. Vì lý do này mà Nga không tỏ ra ủng hộ đến cùng Bachar Al-Assad.
Đối với Iran, thương lượng với tân chính quyền Syria về quyền được đi qua lãnh thổ để tiếp viện cho Hezbollah ở Liban, hiện đang bị cô lập hoàn toàn, là điều thiết yếu. Bởi vì trục tiếp viện chính, qua ngả Syria, Irak đã bị đóng do khu vực này nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria người Kurdistan, lực lượng Hezbollah thì đã bị cô lập hoàn toàn từ khi Israel không để một máy bay nào của Iran đi vào không phận Liban. »
Trong bối cảnh này, ngày 11/12/2024, giáo chủ Ali Khamenei, ba ngày sau khi chế độ Damas sụp đổ, đã đưa ra những bình luận đầu tiên khi cáo buộc « những gì diễn ra ở Syria, chẳng chút nghi ngờ, là kết quả một âm mưu của Mỹ và Israel ».
Alexandre Del Valle, nhà địa chính trị học Pháp – Ý, trả lời phỏng vấn trang tin Atlantico của Pháp nêu lên một chi tiết : Lãnh đạo phong trào Hayat Tahrir Al-Sham (HTS), ông Abou Mohammed Al-Golani, « thường xuyên nhận chỉ thị từ Thổ Nhĩ Kỳ, và một cách bí mật, gián tiếp từ Mỹ, vốn dĩ đang theo dõi điều được cho là xu hướng ôn hòa hơn » của ông Golani !
69 епізодів
Manage episode 455143035 series 130288
Chế độ độc tài Bachar Al-Assad sụp đổ đẩy nhanh sự suy yếu ảnh hưởng của Nga và Iran tại Syria cũng như trong vùng Trung Đông. Sự kiện này khẳng định vai trò quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ và trong chừng mực nào đó là vị thế của Israel và Mỹ trong chiến thắng của phe nổi dậy.
Chỉ trong vòng 12 ngày, chế độ độc tài Al-Assad, tồn tại vững chắc trong suốt hơn nửa thế kỷ, đã sụp đổ nhanh chóng. Theo một số nhà quan sát, kết quả này không có gì đáng ngạc nhiên, mà đó là hệ quả của một quá trình xuống dốc bắt đầu từ năm 2011, thời điểm nổ ra cuộc cách mạng « Mùa Xuân Ả Rập ».
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa
Chế độ Bachar Al-Assad, bị suy yếu do các cuộc biểu tình, cũng như do số lượng đáng kể các nhóm Hồi giáo cực đoan hay ôn hòa và kể cả những nhóm vũ trang phi tôn giáo, đã có thể trụ được cho đến ngày nay là nhờ vào sự hậu thuẫn của Nga và Iran.
Bachar Al-Assad bị lật đổ cũng vì ông không còn được quân đội hậu thuẫn. Lực lượng trung thành với chế độ kêu gọi sĩ quan không chiến đấu và trong một động thái hiếm có, « bộ Tổng tham mưu ra thông cáo nói rằng chế độ Bachar Al-Assad đã kết thúc ».
Trên thực tế, đó là một đội quân yếu kém, trang bị tồi, không còn tinh thần chiến đấu, theo như phân tích từ nhà nghiên cứu về Syria, Fabrice Balanche, giảng viên trường đại học Lyon 2, trên làn sóng RFI : « Quân đội Syria đã kiệt quệ. Cộng đồng thiểu số Hồi giáo hệ phái Alawites, vốn dĩ là nguồn cung chính cho các lực lượng quân đội trung thành với chế độ, hiến binh và các đơn vị tinh nhuệ, cũng đã kiệt sức, họ không còn muốn chiến đấu nữa. Đã có quá nhiều thiệt hại nhân mạng. Có khoảng 1/3 số đàn ông của cộng đồng, trong độ tuổi từ 20-45, đã chết trong cuộc chiến này ».
Rồi nguồn hậu thuẫn từ Nga và Iran cũng bị suy giảm. Năm 2015, Nga can thiệp vào cuộc nội chiến Syria để bảo vệ đồng minh Bachar Al-Assad, trong bối cảnh chưa có xung đột Ukraina, Iran chưa « bị đánh gục » như hiện nay, và dải Gaza cũng chưa có biến cố 07/10. Ông Adel Bakawan, chuyên gia về Irak, trong chương trình Địa Chính Trị của RFI Pháp ngữ (08/12/2024), giải thích tiếp :
« Từ khi chiến tranh Ukraina nổ ra, theo ước tính, Nga đã điều sang Ukraina khoảng từ 75-80% lực lượng mà trước đây họ bố trí ở Syria. Khách quan mà nói, Nga đã ở vào thế không thể ứng cứu Bachar Al-Assad.
Chế độ Iran chưa bao giờ bị đe dọa cả từ bên trong lẫn bên ngoài như hiện nay. Ở trong nước là một làn sóng phản đối lớn, còn ở bên ngoài, Iran phải đối mặt với Israel và Hoa Kỳ. Và do vậy, Iran cũng không thể đến cứu Bachar Al-Assad.
Trục kháng chiến cũng vậy, ở Gaza, Hamas và nhóm Thánh chiến Hồi giáo thì bị san bằng, còn phe Hezbollah ở Liban đã bị tiêu diệt. Chẳng còn ai có thể đến cứu chế độ. "Ông vua đã bị lột trần » trước mắt phe nổi dậy. »
Sai lầm chiến lược của Nga
Trong con mắt nhiều nhà phân tích phương Tây, sự kiện chế độ độc tài Damas sụp đổ đã cho thấy thất bại chiến lược của Nga. Cựu sĩ quan quân đội Pháp, ông Guillaume Ancel, và cũng là một cây bút thời luận về chiến sự, trên kênh truyền hình TV5 Monde nhắc lại :
« Đây còn là một thất bại cho nước Nga của ông Vladimir Putin, bởi vì chính Nga đã hậu thuẫn Iran. Chính Nga hỗ trợ tất cả các nhóm vũ trang ủy nhiệm của Iran trong vùng Cận Đông. Điều chắc chắn là Nga đã châm ngòi cho cuộc tấn công khủng bố 07/10 chống Israel nhằm mở ra một mặt trận thứ hai để đánh lạc mục tiêu liên quan đến Ukraina, nhưng cuối cùng nước này cũng bị liên đới với hiệu ứng như một vụ nổ, bởi cuộc phản công bất ngờ này dẫn đến sụp đổ chế độ Damas. »
Một hệ quả khác, không kém phần quan trọng của việc ông Bachar Al-Assad bị lật đổ là Nga có nguy cơ mất hai căn cứ chiến lược tại Syria, cửa ngõ cho Nga mở ra vùng Địa Trung Hải và triển khai sức mạnh quân sự ra châu Phi : Căn cứ hải quân Tartous và căn cứ không quân Hmemmim. Mất hai căn cứ này cũng có nghĩa là Nga sẽ mất ảnh hưởng tại vùng Trung Đông. Giới quan sát cho rằng, đây còn là thất bại cay đắng của quân đội và nhất là tình báo Nga. Matxcơva lẽ ra phải dự đoán rằng Israel có nhiều khả năng tấn công Syria một khi thỏa thuận hưu chiến được ký kết với phe Hezbollah.
Thất bại của Trục kháng chiến
Nhưng có lẽ trong ván cờ này, bên thua nặng nhất là Iran. Ngay khi Cộng hòa Hồi giáo ra đời năm 1979, chế độ thần quyền Iran đã thắt chặt quan hệ với chế độ Assad, một phần cũng vì có chung một kẻ thù là Irak thời Saddam Hussein trong những năm 1990 và phần khác là sự gần gũi về tôn giáo giữa hai hệ phái Shia và Alawites.
Syria cũng như Irak là một trong những mắc xích quan trọng trong « Trục kháng chiến », một đại lộ để Teheran vận chuyển vũ khí chi viện cho phe Hezbollah Liban, và gây áp lực lên đối thủ lớn của mình là Israel. Việc Damas sụp đổ đã gây ra những hậu quả chiến lược to lớn, cản trở Iran cấp vũ khí cho Hezbollah, cực kỳ bị suy yếu sau các chiến dịch triệt hạ dàn lãnh đạo Hezbollah cùng với các cuộc không kích của Israel vào các cơ sở quân sự của Hezbollah trên lãnh thổ Libann cũng như tại Syria trong những tháng gần đây.
Tình huống này tước mất của Iran một công cụ để gây sức ép với Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời làm suy yếu Irak, một nút thắt khác trong « Trục Kháng chiến » của Iran. Trên làn sóng RFI, Pierre Razoux, giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược về Địa Trung Hải nhận định :
« Hiển nhiên, sự kiện này đã bẻ gãy "Trục Kháng chiến" do Teheran thiết lập. Trên thực tế, từ lâu những mắc xích yếu là Irak, Liban, giờ là Syria, vốn dĩ trước đây khá ổn định và tương đối vững mạnh. Iran kể từ giờ không thể tiếp cận trực tiếp Liban qua ngả đường bộ. Phe Hezbollah Liban hoàn toàn bị cô lập.
Vụ việc này cũng ảnh hưởng đến Irak. Tôi nghĩ rằng giới chức Irak hiện nay cảm thấy bị căng thẳng. Họ tự hỏi liệu sắp tới Irak có sẽ là mục tiêu tiếp theo vừa của phe thánh chiến, vừa của một liên minh giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út, sau khi đã làm sụp đổ chế độ Assad tại Syria ? »
Israel « cắt vòi bạch tuộc », Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định vị thế
Nếu như chiến thuật « cắt vòi bạch tuột » của Israel phần nào thành công, giới chuyên gia cũng nhận xét rằng tuy kẻ thù Bachar Al-Assad bị lật đổ, Israel có nguy cơ đối diện với một hiểm họa mới : Một chính quyền Hồi giáo cực đoan có thể hình thành ngay sát biên giới Israel.
Tuy reo hò thắng lợi trước đối thủ Iran, cùng lúc Israel cũng có những biện pháp phòng ngừa để bảo đảm rằng các lực lượng nổi dậy hay nhiều nhánh vũ trang cực đoan khác không thể tấn công trực tiếp Israel. Chuyên gia Pierre Razoux cho biết « quân đội và không quân Israel đã liên tục oanh tạc các trại lính và nhiều vị trí quân sự, đặc biệt là các đơn vị tinh nhuệ của Bachar Al-Assad, để bảo đảm rằng các thiết bị quân sự tối tân, do quân đội kiểm soát, không rơi vào tay kẻ xấu. »
Người vui mừng thắng lợi nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong chiến dịch phản công chớp nhoáng, Ankara có một vai trò quyết định, kiến tạo cho những gì diễn ra hiện nay. Với chiến dịch này, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được nhiều mục tiêu chiến lược : Đầu tiên hết là tạo ra một vùng đệm quân sự ở phía bắc Syria, chia cắt mối liên hệ giữa người Kurdistan Thổ Nhĩ Kỳ và Kurdistan Syria.
Bachar Al-Assad bị hạ bệ sẽ giúp hồi hương hàng triệu người tị nạn Syria trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, đây còn là một thông điệp rõ ràng gởi đến đối thủ cạnh tranh Iran nhằm khẳng định vai trò « không thể bỏ qua » của Thổ Nhĩ Kỳ trong tiến trình Astana để giải quyết xung đột tại Syria.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Fabrice Balanche lưu ý, « chính Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển những gì xảy ra tại Syria. Đây là chiến lược tân đế chế Ottoman mà Thổ Nhĩ Kỳ của ông Erdogan đã phát triển từ một chục năm qua. Chỉ có điều chiến lược này đoạn tuyệt một cách thô bạo với nguyên trạng ở Syria, với những thỏa thuận mà Thổ Nhĩ Kỳ ký kết với Nga và Iran. Tôi không chắc là Nga có thể giữ được hai căn cứ quân sự tại Syria, và nếu như vậy, ông Putin khó mà tha thứ cho Erdogan. »
Âm mưu của Mỹ và Israel ?
Dù vậy, giới quan sát cũng thận trọng đánh giá mọi việc chưa hoàn toàn ngã ngũ. Ý thức được những hạn chế hiện tại, Nga và Iran đã tỏ ra thực dụng, chấp nhận bỏ rơi chế độ Bachar Al-Assad. Thông tín viên của RFI tại Matxcơva, Anissa El-Jabri, trả lời đài truyền hình Pháp LCI cho biết, ngoài việc tỏ ra kín tiếng về biến cố này ở Syria, chính quyền Matxcơva trong những phát biểu chính thức có giọng điệu khá hòa dịu, không xem phe nổi dậy là những phần tử khủng bố như trước đây, mà gọi là « các chiến binh vũ trang » hay là « các phe phái đối lập khác nhau » tại Syria.
Pierre Razoux, giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Địa Trung Hải, cho rằng Matxcơva bỏ rơi Bachar Al-Assad là để Nga và Iran có thể dàn xếp, thương lượng với các nhà lãnh đạo mới ở Syria.
« Bởi vì chúng ta thấy rõ là phía Nga, điều cốt lõi là điện Kremlin muốn đàm phán với chính quyền mới tại Syria, bất kể là ai, về việc giữ Tartous và Hmemmis, hai căn cứ quân sự chính tại Syria. Vì lý do này mà Nga không tỏ ra ủng hộ đến cùng Bachar Al-Assad.
Đối với Iran, thương lượng với tân chính quyền Syria về quyền được đi qua lãnh thổ để tiếp viện cho Hezbollah ở Liban, hiện đang bị cô lập hoàn toàn, là điều thiết yếu. Bởi vì trục tiếp viện chính, qua ngả Syria, Irak đã bị đóng do khu vực này nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria người Kurdistan, lực lượng Hezbollah thì đã bị cô lập hoàn toàn từ khi Israel không để một máy bay nào của Iran đi vào không phận Liban. »
Trong bối cảnh này, ngày 11/12/2024, giáo chủ Ali Khamenei, ba ngày sau khi chế độ Damas sụp đổ, đã đưa ra những bình luận đầu tiên khi cáo buộc « những gì diễn ra ở Syria, chẳng chút nghi ngờ, là kết quả một âm mưu của Mỹ và Israel ».
Alexandre Del Valle, nhà địa chính trị học Pháp – Ý, trả lời phỏng vấn trang tin Atlantico của Pháp nêu lên một chi tiết : Lãnh đạo phong trào Hayat Tahrir Al-Sham (HTS), ông Abou Mohammed Al-Golani, « thường xuyên nhận chỉ thị từ Thổ Nhĩ Kỳ, và một cách bí mật, gián tiếp từ Mỹ, vốn dĩ đang theo dõi điều được cho là xu hướng ôn hòa hơn » của ông Golani !
69 епізодів
Усі епізоди
×Ласкаво просимо до Player FM!
Player FM сканує Інтернет для отримання високоякісних подкастів, щоб ви могли насолоджуватися ними зараз. Це найкращий додаток для подкастів, який працює на Android, iPhone і веб-сторінці. Реєстрація для синхронізації підписок між пристроями.